Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng loạn thần ở đối tượng sử dụng đa chất ma túy trong giám định pháp y tâm thần

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng loạn thần ở đối tượng sử dụng đa chất ma túy trong giám định pháp y tâm thần
Tác giả
Nguyễn Hữu Lợi; Ngô Văn Vinh
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
62
Trang bắt đầu
19-22
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Sử dụng đa chất ma túy có thể gây ra những rối loạn loạn thần nặng nề, dẫn đến có những hành vi vi phạm pháp luật. Mô tả đặc điểm lâm sàng loạn thần ở đối tượng sử dụng đa chất ma túy. Hồi cứu 52 hồ sơ bệnh án giám định của đối tượng phạm tội hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương được hội đồng giám định chẩn đoán có sử dụng đa chất trong 2 năm 2017 và 2018. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới (94,2%), độ tuổi trung bình 34,94 ± 7,05, nghề nghiệp không ổn định (50%) hoặc thất nghiệp (38.5%), trình độ học vấn phổ thông (100%). 34,6% có hoang tưởng, 44,2% có ảo giác. Hoang tưởng bị hại chiếm đa số (66,7%), sau đó là hoang tưởng bị theo dõi (22,2%); ảo thanh đàm thoại gặp nhiều nhất (56,7%); kế đến là ảo thanh ra lệnh (26,1%).

Abstract

Multi-substance use can cause severe psychosis, leading to violations of the law. To describe clinical features of psychosis in multi-subtance use in forensic psychiatry. Retrospective 52 examination records of criminal offenders solicited by procedural authorities at the Central Institute for Forensic Psychiatry, were diagnosed by the cxamination council using multi-substance in 2017 and 2018. The study subjects are mainly male (94,2%), the average age is 34,94 ± 7,05, unstable occupation (50%) or unemployed (38,5%), low level of education (100%). 34,6% have delusions, 44,2% have hallucinations. Persecutory delusion was the most frequent delusion (66,7%), followed by delusion of being followed (22,2%); conversational hallucination is most encountered (56,7%); followed by the command hallucination (26,1%).