Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ hẹp ống sống cổ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ hẹp ống sống cổ
Tác giả
Nguyễn Hồng Quân; Lê Văn Ngọc Cường
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
01
Trang bắt đầu
60-65
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Chủ đề này khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh MRI của bệnh nhân hẹp ống sống cổ. Xác định độ phù hợp giữa lâm sàng với mức độ hẹp ống sống trên MRI theo phân độ Kang. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang với 55 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ống sống cổ mắc phải và được chụp cộng hưởng từ cột sống cổ tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 49,6 ± 11.2, tỉ lệ nam/nữ ≈ 1,6:1. Nhóm tuổi 40-60 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (67,3%). Triệu chứng đau cột sống cổ là triệu chứng thường gặp nhất, rối loạn phản xạ gân chi trên thường gặp ở 72,7% bệnh nhân. Biểu hiện phối hợp cả ba hội chứng: cột sống cổ, chèn ép rễ và chèn ép tủy là 54,5%. Nguyên nhân thường gặp nhất làm hẹp ống sống cổ mắc phải: thoát vị đĩa đệm 92,7%. Mức độ hẹp ống sống cổ theo phân độ Kang năm 2011; 50,9% hẹp độ 1, 36,4% hẹp độ 2, 12,7% hẹp độ 3. Bệnh nhân độ 1 theo phân độ Kang thường có biểu hiện tổn thương tủy trên lâm sàng ở độ 0 (66,7%). Bên cạnh đó, khi bệnh nhân hẹp ống sống độ 2 có mức độ 1 theo thang điểm Nurick với 50%. Khi đường kính ống sống hẹp độ 3 thì 100% bệnh nhân có điểm Nurick ≥ 2. Kết luận: Độ phù hợp giữa phân độ hẹp ống sống cổ Kang và thang điểm Nurick trên lâm sàng ở trên mức trung bình với Kappa = 0,58.

Abstract

This article aimed to evaluate the changes of magnetic resonance imaging in cervical canal stenosis and the concordance between clinical characteristics and magnetic resonance imaging results of cervical canal stenosis. Materials and methods: Descriptive cross-sectional studies of 55 consecutive patients with cervical canal stenosis on magnetic resonance imaging in Radiology department of Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital and Hue Central Hospital. Results: The mean age of the patients was 49.6 ± 11.2, the male:female ratio is 1.6:1. Age group 40-60 was highest ratio (67.3%). The cervical spine pain was the most common symptom of cervical canal stenosis. Abnormal reflexes of upper limb tendons were one of the more common symptoms (72.7%). The combined presentation of all three syndromes: cervical spine pain, cervical root compression, and cervical cord compression that were 54.5%. The cervical herniated disc (92.7%) is the most common cause of acquired cervical spinal stenosis. According to the Kang classification in 2011, grade 1 stenosis is 50.9%, grade 2 stenosis is 36.4% and grade 3 stenosis 12.7%. Patients with Kang’s grade 1 mostly present clinical characteristics of grade 0 myelopathy (66.7%). On the other hand, half of those with grade 2 stenosis had Nurick’s Grade 1, and all with grade 3 stenosis had Nurick’s Grade ≥ 2. Conclusion: The concordance between the cervical canal stenosis by Kang grading system and clinical symptoms by Nurick-score were more than average with Kappa = 0.58.