
Áp xe cơ thắt lưng chậu (Áp xe cơ psoas) là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Các triệu chứng lâm sàng của áp xe cơ thắt lưng chậu thứ phát thường không điển hình. Đề tài này nhằm tìm hiểu các các đặc điểm bệnh lý giúp chẩn đoán và điều trị sớm các trường hợp áp xe cơ thắt lưng chậu. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân áp xe cơ thắt lưng chậu có can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân đã được chẩn đoán áp xe cơ thắt lưng chậu và điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả: Trong 29 TH có tuổi trung bình 56,8 ± 14,8; độ tuổi từ 25 đến 83 tuổi. Nam chiếm 44,8%, nữ chiếm 55,2%, tỷ lệ nam:nữ là 4:5. Tiền căn đái tháo đường 65,5%, viêm thân sống đĩa đệm 31,0%. Sốt là lý do nhập viện nhiều nhất (58,6%). Ổ áp xe cơ Psoas đa số bên phải (62,1%), cả 2 bên là 6,9%. Kết quả cấy mủ âm tính 55,2%, dương tính nhiều nhất với E. Coli (20,7%); có 2 trường hợp PCR lao dương tính (chiếm 6,9%). Hai phác đồ kháng sinh sử dụng nhiều nhất là Ceftriaxon + Metronidazole (31%) và Carbapenem + Linezolide (17,2%). Sau khi can thiệp phẫu thuật, chỉ số bạch cầu và thể tích ổ áp xe giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian nằm viện trung bình 19,7 ± 11,3 ngày. Kết luận:Áp xe cơ Psoas là bệnh lý phức tạp, triệu chứng lâm sàng không điển hình. Phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe cơ Psoas có ý nghĩa quan trong trong việc giải quyết ổ nhiễm trùng. Tuy vậy, điều trị áp xe cơ Psoas thường có thời gian nằm viện lâu.
Psoas muscle abscess is a rare medical condition. The clinical symptoms of a secondary psoas abscess are often atypical. This study aims to understand the pathological features to help diagnose and treat early cases of psoas abscess. Objective: This study describes the clinical and paraclinical characteristics and treatment results of patients with iliopsoas abscesses undergoing intervention. Methods: Retrospective descriptive study of patients who were diagnosed with psoas abscess and treated at Nguyen Tri Phuong Hospital from January 2018 to December 2022. Results: In 29 patients, the mean age was 56,8 ± 14,8; ages 25 to 83 years old. Male accounted for 44,8%, female accounted for 55,2%, male:female ratio was 4:5. History of diabetes 65,5%, spondyloarthritis 31,0%. Fever was the most common reason for hospitalization (58,6%). The majority of psoas abscesses are on the right (62,1%), both sides are 6.9%. The result of pus culture was negative 55,2%, most positive for E. Coli (20,7%); There were 2 cases of PCR positive for TB (accounting for 6,9%). The two most used antibiotic regimens were Ceftriaxon + Metronidazole (31,3%) and Carbapenem + Linezolide (17,2%). After surgical intervention, leukocyte index and abscess volume decreased significantly (p<0,05). The average length of hospital stay was 19,7 ± 11,3 days. Conclusion: Psoas abscess is a complicated disease with atypical clinical symptoms. Surgical drainage of the psoas abscess is important in resolving the infection. However, the treatment of psoas abscess usually involves a long hospital stay.
- Đăng nhập để gửi ý kiến