Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng và Xquang của bệnh nhân thay khớp háng nhân tạo

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng và Xquang của bệnh nhân thay khớp háng nhân tạo
Tác giả
Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Thuỳ
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
198-202
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng được thực hiện phổ biến để điều trị các bệnh lý gây tổn thương khớp háng. Tuy nhiên có một số trường hợp phẫu thuật thất bại và cần phải thay lại khớp háng nhân tạo. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và Xquang của bệnh nhân thay lại khớp háng nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân bị hỏng khớp háng nhân tạo không do nhiễm trùng và có chỉ định thay lại khớp háng. Kết quả: Có 41 bệnh nhân đã thay khớp háng toàn phần (82%) và 9 bệnh nhân đã thay khớp háng bán phần (18%) (p<0,001). Thời gian trung bình giữa 2 lần thay khớp là 75,8 ± 68,1 tháng. Thời gian giữa hai lần thay khớp của nhóm khớp có xi măng và không xi măng lần lượt là 121,0 ± 68,6 và 37,3 ± 37,6 tháng (p<0,001). Nguyên nhân gây thất bại sau phẫu thuật thay khớp háng hay gặp lần lượt là lỏng khớp (72%), trật khớp (20%), gãy xương quanh chuôi (4%) và gãy chuôi (4%). Chức năng khớp háng của tất cả bệnh nhân đều ở mức độ kém. Trên phim chụp Xquang 90% bệnh nhân có hình ảnh tiêu xương đùi và/hoặc ổ cối. Kết luận: Lỏng khớp vô khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất khiến cho bệnh nhân phải thay lại khớp háng nhân tạo.

Abstract

Hip arthroplasty for the treatment of hip joint’s diseases has been increasingly performed. However, some are not succesful and have revision. Aim: To evaluate clinical and radiographic features of patients with revision hip arthroplasty. Patients and method: A cross-sectional descriptive study of 50 patients who were indicated for revision hip replacement due to aseptic hip prosthesis failure. Results: There were 41 patients underwent total hip replacement (82%) and 9 patients underwent partial hip replacement (18%) (p<0,001). The mean time between the last surgery and the next revision surgery was 75,8 ± 68,1months. The time between two hip replacements of cemented and non-cemented hip prosthesis was 121,0 ± 68,6 and 37,3 ± 37,6 months, respectively (p<0,001). The reasons of failure after hip replacement were aseptic loosening (72%), dislocation (20%), peri-prosthesis fracture (4%) and femoral stem fracture (4%). Hip function of all patients was poor. Radiography showed that 90% of patients had femoral and/or acetabular bone loss. Conlusion: Aseptic loosening was the most common cause of revision hip replacement