Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm tăng trưởng của trẻ sinh non trong 6 tháng đầu tại Thái Nguyên

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm tăng trưởng của trẻ sinh non trong 6 tháng đầu tại Thái Nguyên
Tác giả
Đặng Thùy Linh; Nguyễn Văn Sơn; Dương Quốc Trưởng; Đàm Thị Thùy Linh
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
1A
Trang bắt đầu
232-237
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Đánh giá tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non trong 6 tháng đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập nhóm trẻ sinh non tại Thái Nguyên từ khi sinh đến khi trẻ được 6 tháng tuổi hiệu chỉnh. Đánh giá tại các mốc 3 tháng và 6 tháng tuổi hiệu chỉnh. Kết quả: Trong 104 trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai dưới 37 tuần: trẻ nam 48,1%, nữ 51,9%. Tại thời điểm 3 tháng tuổi hiệu chỉnh, tăng trưởng cân nặng, vòng đầu và chiều dài trung bình của trẻ tương ứng là 4768,35 ± 634,59g, 37,67 ± 1,24 cm và 56,19 ± 1,86 cm; Cân nặng tăng tích lũy là 2,6 kg, vòng đầu tăng 7cm và chiều dài tăng 12 cm; có 44,3% trẻ đã bắt kịp tăng trưởng, trong đó 100% thuộc nhóm trẻ sinh non có tuổi thai 32 - <37 tuần.Đến 6 tháng tuổi hiệu chỉnh, tăng trưởng cân nặng, vòng đầu và chiều dài trung bình của trẻ tương ứng là 6860,66 ± 880,96g, 41,25 ± 1,35cm và 63,36 ± 1,72cm. Cân nặng tăng tích lũy là 4,7 kg, vòng đầu tăng 10,5 cm và chiều dài tăng 19,2 cm; tại thời điểm này có 73,7% trẻ bắt kịp tăng trưởng, trong đó 78,2% trẻ thuộc nhóm 32 - <37 tuần và chỉ có 33,3% trẻ thuộc nhóm sinh rất non tháng. Kết luận: Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non tháng khá tốt. Trẻ sinh non tháng vừa và muộn tăng trưởng thể chất nhanh hơn và thời gian bắt kịp tăng trưởng sớm hơn so với trẻ sinh rất non tháng.

Abstract

To assess the physical growth of premature infants in the first 6 months. Subjects and methods: Cohort study of premature infants in Thai Nguyen from birth to 6 months of corrected age. Growth was recorded at 3 months and 6 months of corrected age. Results: In 104 premature infants with gestational age of less than 37 weeks: 48.1% male, 51.9% female. At 3 months of corrected age, the average weight growth, head circumference and length of the children were 4768.35 ± 634.59g, 37.67 ± 1.24 cm and 56.19 ± 1.86 cm, respectively; Cumulative weight gain was 2.6 kg, head circumference increased 7 cm and length increased 12 cm; 44.3% of children caught - up with growth, of which 100% belonged to the group of premature infants with a gestational age of 32 - <37 weeks. At 6 months of corrected age, the average weight growth, head circumference and average length of children were 6860.66 ± 880.96g, 41.25 ± 1.35cm and 63.36 ± 1.72 cm, respectively. Cumulative weight gain was 4.7 kg, head circumference increased 10.5 cm and length increased 19.2 cm; At this time, there were 73.7% of children caught - up with growth, of which 78.2% of children were in the 32 - <37 week group and only 33.3% were in the very preterm group. Conclusion: The physical growth of premature infants is quite good. Moderate and late preterm infants have faster physical growth and earlier catch-up time than those born very preterm.