Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ của bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Lâm Tú Hương; Huỳnh Minh Tuấn; Trần Đăng Khoa
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1-CD2
Trang bắt đầu
159-163
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trong NKĐTN tại khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Vi khuẩn (VK) Gram âm là nguyên nhân chính gây NKĐTN (77,3%), thường gặp là Escherichia coli (49,2%) và Klebsiella spp. (21,9%). Tác nhân Gram dương thường gặp nhất là Enterococcus spp. (15%). Tỷ lệ VK Gram âm kháng cephalosporin thế hệ 3 là 54,6%; kháng levofloxacin 57,4%; còn nhạy cảm hơn 80% với kháng sinh trong nhóm carbapenem và nhóm β-lactam/ức chế β-lactamase. VK Gram dương đề kháng với erythromycin 77,4%, cefoxitin 75%, clindamycin 54,8%. Kết luận: Tỷ lệ đề kháng của các tác nhân gây NKĐTN với các kháng sinh thường dùng như cephalosporin thế hệ 3, fluoroquinolone đã tăng cao trên 50%. Đo đó, các nhà lâm sàng cần có một chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý song song việc tiến hành khảo sát tác nhân nhiễm khuẩn hằng năm với qui mô đa trung tâm để giúp lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu đúng đắn.