
Viêm não kháng thể-NMDAR (N-methyl D aspartate receptor-antibody encephalitis) là dạng viêm não tự miễn phổ biến nhất ở trẻ em, hiện đã có tỷ lệ mới mắc vượt qua các nguyên nhân viêm não do nhiễm trùng theo các số liệu mới nhất tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Khu vực miền Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng về bệnh lý đang nổi lên này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm lâm sàng của viêm não kháng thể-NMDAR tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm não kháng thể- NMDAR tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Viêm não kháng thể-NMDAR được ghi nhận ở 23 trường hợp nhập viện. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng tâm thần (73,9%), rối loạn nhận thức (69,6%), thay đổi ngôn ngữ (69,6%), cử động bất thường (69,6%) và loạn động (65,2%). Điện não đồ đặc trưng bởi delta brush (13,0%) và sóng chậm (52,2%). Tổn thương não trên MRI tập trung ở hệ viền limbic (65,2%), đồi thị (39,1%), não giữa (39,1%) và tiểu não (30,4%). Điều trị bao gồm truyền tĩnh mạch methylprednisolone (91,3%), immunoglobulin (39,1%), cyclophosphamide (30,4%) và rituximab (17,4%). Thời gian nằm viện có trung vị là 38 ngày. Có 1 trường hợp (4,3%) tử vong. Không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lâm sàng giữa viêm não kháng thể-NMDAR dương tính và viêm não kháng thể-NMDAR âm tính. Kết luận: Viêm não kháng thể-NMDAR là bệnh lý mới nổi với số ca mắc mới ngày càng nhiều. Xem xét điều trị sớm liệu pháp miễn dịch khi nghi ngờ viêm não kháng thể-NMDAR.
N-methyl D aspartate receptor (NMDAR)-antibody encephalitis, is the most common form of autoimmune encephalitis in children, has now exceeded the incidence rate of infectious encephalitis according to the latest data in the United States and Europe. In southern Vietnam, particularly Ho Chi Minh City, we currently do not have much clinical data on this emerging disease. Therefore, we conducted this study to determine the clinical characteristics of NMDAR-antibody encephalitis at Children's Hospital 1. Methods: Prospective observational study from March 2020 to December 2022 at Children's Hospital 1. Results: NMDAR-antibody encephalitis was observed in 23 hospitalized children. The main clinical manifestations were mental symptoms (73.9%), cognitive disorders (69.6%), language changes (69.6%), abnormal movements (69.6%), and dyskinesia (65.2%). EEG was characterized by delta brush (13.0%) and slow waves (52.2%). Brain lesions on MRI recognized mainly in the limbic system (65.2%), thalamus (39.1%), midbrain (39.1%), and cerebellum (30.4%). Treatment included intravenous methylprednisolone (91.3%), immunoglobulin (39.1%), cyclophosphamide (30.4%), and rituximab (17.4%). Median hospital stay was 38 days. There was one case (4.3%) of death. There was no considerable clinical difference between encephalitis with positive and negative NMDAR-antibody. Conclusion: NMDAR-antibody encephalitis has been an emerging disease with an increasing number of new cases. Early immunotherapy when NMDAR-antibody encephalitis is suspected should be of consideration.
- Đăng nhập để gửi ý kiến