Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đái tháo đường ở người cao tuổi tại cộng đồng: Thực trạng và các yếu tố liên quan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đái tháo đường ở người cao tuổi tại cộng đồng: Thực trạng và các yếu tố liên quan
Tác giả
Đoàn Duy Tân; Lê Thị Thanh Huyền; Nguyễn Nhật Huy; Nguyễn Thị Thùy Dung
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
257-262
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả thực trạng đái tháo đường type 2 và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 315 người cao tuổi tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 01/2024. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ mắc ĐTĐ là 24,4% và tiền ĐTĐ là 40,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐTĐ với nhóm tuổi (p=0,006), tình trạng sống chung (p=0,017), hỗ trợ từ gia đình (p=0,024), nhận lời khuyên dinh dưỡng (p=0,027) và có thực đơn riêng NCT (p=0,031). Kết luận: Tỷ lệ mắc ĐTĐ khá cao phản ánh vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở NCT, đồng thời phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ mắc ĐTĐ, từ đó giúp đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và cải thiện chất lượng cuộc sống cho NCT.

Abstract

Description of the current situation of type 2 diabetes in the elderly population in Can Gio district, Ho Chi Minh City, in 2024. Methods: A cross-sectional study was conducted on 315 elderly individuals in Can Gio District, Ho Chi Minh City, in January 2024. Results: The prevalence of diabetes was 24.4%, and pre-diabetes was 40.6%. There was a statistically significant association between diabetes and age group (p=0.006), living arrangements (p=0.017), family support (p=0.024), receiving nutritional advice (p=0.027), and having a personal diet plan (p=0.031). Conclusions: The high prevalence of diabetes reflects a concerning health issue among the elderly, particularly those with chronic conditions. Early identification of risk factors related to diabetes prevalence helps propose timely interventions, thereby reducing the prevalence and improving the quality of life for the elderly.