Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá bệnh nhân suy tim cấp theo phân giai đoạn SCAI SHOCK tại khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc Bệnh viện Tim mạch An Giang

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá bệnh nhân suy tim cấp theo phân giai đoạn SCAI SHOCK tại khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc Bệnh viện Tim mạch An Giang
Tác giả
Lê Thị Kiều Duyên; Nguyễn Duy Thanh; Bùi Thế Dũng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
316-320
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Phân loại suy tim cấp (AHF) theo 5 giai đoạn mới gần đây được đề xuất bởi Hiệp hội Chụp và Can thiệp Tim mạch (SCAI) với mục đích phân tầng nguy cơ tử vong. Mục tiêu: Áp dụng phân loại những bệnh nhân suy tim cấp trong 24h đầu nhập viện và theo dõi kết quả điều trị ngắn hạn 30 ngày theo phân giai đoạn SCAI SHOCK. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân >18 tuổi tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp theo ESC 2021 hoặc được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, lấy mẫu thuận tiện, thu thập số liệu theo mẫu. Kết quả: Trong 150 bệnh nhân thỏa tiêu chí nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân phân vào SCAI SHOCK từ A đến E lần lượt là 8.7%, 43,3%, 25,3%, 10.7%, 12%. Sau 30 ngày theo dõi tỉ lệ sống sót chung là 58%, tỉ lệ sống sót theo từng giai đoạn SCAI là SCAI A 92.3%, SCAI B 89.2%, SCAI C 44.7%, SCAI D 0%, SCAI E 0%. Kết luận: Giai đoạn SCAI B chiếm tỉ lệ cao nhất tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Tim Mạch An Giang. Trong khoảng thời gian 30 ngày theo dõi, tỉ lệ sống sót chung của nhóm nghiên cứu là khoảng 1/2 số ca, trong đó tỉ lệ sống sót cao nhất ở giai đoạn SCAI A, B và thấp nhất ở giai đoạn D, E. Phân giai đoạn SCAI trong 24 giờ đầu càng cao, tỉ lệ sống sót càng thấp.

Abstract

A new 5-stage classification of acute heart failure (AHF) was recently introduced by the Society for Cardiovascular Imaging and Interventions (SCAI) with the purpose of stratifying the mortality risk of cardiogenic shock. Objective: To implement shock severity assessment for patients with AHF within the first 24 hours of hospitalization and monitor short-term treatment outcomes over 30 days based on the SCAI SHOCK stages. Population: All patients over 18 years old who were admitted to Intensive Care and Toxicology Unit and met the diagnostic criteria for AHF as established by ESC 2021 or were diagnosed with acute myocardial infarction and had consented to participate in the study. Method: This is a descriptive cross-sectional study. A convenience sampling technique and a structured questionnaire was used to collect the data. Results: Among 150 patients meeting the study criteria, the proportion of patients classified into SCAI SHOCK stage from A to E was 8.7%, 43.3%, 25.3%, 10.7%, and 12%, respectively. After a 30-day follow-up, the overall survival rate was 58%, with survival rates for each stage as follows: SCAI A 92.3%, SCAI B 89.2%, SCAI C 44.7%, SCAI D 0%, and SCAI E 0%. Conclusion: The SCAI B stage had the highest prevalence in Intensive Care and Toxicology Unit at An Giang Cardiology Hospital. During the 30-day follow-up period, the overall survival rate of the study group was approximately half of the cases. The highest survival rate was observed in stages A and B, while the lowest was in stages D and E. The higher SCAI SHOCK stage was in the first 24 hours, the lower survival rates were as consequences.