Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế
Tác giả
Trần Thị Hằng;, Tôn Nữ Minh Đức
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
63
Trang bắt đầu
45-52
ISSN
1859-3895
Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 thai phụ đến khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2019. Bộ câu hỏi Chất lượng cuộc sống WHOQOL-BREF của Tổ chức Y tế thế giới WHO được sử dụng để thu thập số liệu sau khi đã hiệu chỉnh để phù hợp với người Việt Nam. Bộ công cụ gồm 26 câu hỏi được chia thành 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mối quan hệ xã hội và môi trường sống. Số liệu được xử lý và phân tích bằng Phần mềm SPSS 20.0. Kết quả Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của thai phụ là 58,63 ± 10,02; trong đó lĩnh vực sức khỏe thể chất có điểm chất lượng cuộc sống cao nhất 60,69 ± 14,66 và lĩnh vực sức khỏe tâm thần có điểm chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp nhất (56,76 ± 12,50). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai với các yếu tố trình độ học vấn của thai phụ (p < 0,001); nghề nghiệp của thai phụ (p = 0,002); điều kiện kinh tế gia đình (p < 0,001); khu vực sinh sống (p = 0,03); trình độ học vấn của chồng (p = 0,001); nghề nghiệp của chồng (p < 0,001); số lần sinh con (p < 0,001); hài lòng về giới tính thai nhi (p = 0,046); mức độ stress của thai phụ (p = 0,004). Kết luận CLCS của phụ nữ mang thai đến khám tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được đánh giá ở mức trung bình. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS và cải thiện nó sẽ góp phần nâng cao CLCS cho phụ nữ mang thai

Abstract

A cross-sectional study was conducted to directly interview 104 pregnant women, who were examined at the Obstetric & Gynecology Department, Hue University of Medicine & Pharmacy Hospital, applied convenience sampling. The WHOQOL-BREF questionnaire of WHO was used for data collection in this study, after adjustment to suit the conditions in Vietnam. The WHOQOL-BREF contains a total of 26 questions divided into 4 domains Physical health, Psychological, Social relationships, Environment. The SPSS 20.0 software was used to analyze data. Result The average score of QOL of the pregnant woman was 58.63 ± 10.02; in which physical health domain has the highest score (60.69 ± 14.66) and psychological domain has the lowest rated (56.76 ± 12.50). The study found a statistically significant relationship between the QOL and these following factors educational background of pregnant women (p <0.001); occupation of pregnant women (p = 0.002); economic conditions (p <0.001); living area (p = 0.03); husband’s education level (p = 0.001); husband’s occupation (p <0.001); number of pregnancies (p <0.001); baby’s gender satisfaction (p = 0,046); maternal stress (p = 0.004). Conclusion QOL of pregnant women was examined at HUMP Hospital is average. Identify and improve health-related factors affect the quality of life is a solution to improve the QOL of pregnant women.