Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022
Tác giả
Phạm Kim Long Giang; Phùng Mạnh Cường; Nguyễn Thị Ngọc Thảo; Hồ Thuỳ Như; Nguyễn Thị Hiền; Trần Quốc Cường; Hoàng Bá Dũng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
194-197
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca. Có 40 trường hợp vết thương cổ từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Trong số 40 ca được nghiên cứu vết thương cổ thường xảy ra ở nam giới với tỉ lệ 95%, trong khi đó chỉ có 5% là nữ. Nhóm độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 32,6 ± 1,6. Nguyên nhân thường do các vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 50%. Tổn thương cơ bám da cổ 23 ca (57,5%), Tổn thương khí-thực quản chiếm 10 ca (25%), Tổn thương mạch máu 4 ca (10%), tổn thương tuyến giáp 2 ca (5%), và chỉ có 1 ca (2,5%) bị tổn thương dây thần kinh. Hình ảnh CTScan cho thấy 72,5% số ca có tràn khí dưới da, 25% có tràn khí màng phổi, 7,5% bị tổn thương sụn giáp, và 5% bị tổn thương sụn nhẫn. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của vết thương cổ là tràn khí dưới da (chiếm 60% số ca), tiếp theo là khó thở thanh quản (27%) và chảy máu (12,5%). Thời gian trung bình nằm viện là 7,58 ngày. Có 5 bệnh nhân đeo canuyn khi ra viện và chỉ có 1 bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên. Kết luận: Vùng cổ là vị trí chứa nhiều cơ quan quan trọng, mạch máu lớn, dây thần kinh, nên tất cả các vết thương cổ đều có thể gây nguy hiểm và đòi hỏi xử trí cấp cứu. Để cải thiện chất lượng điều trị và hạn chế biến, cần hiểu rõ về giải phẫu vùng cổ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí là vô cùng cần thiết.

Abstract

Evaluation of the clinical and non-clinical features of neck injuries at Cho Ray Hospital's Otolaryngology Department. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted. There were 40 cases of neck injuries between January 2021 and December 2022. Exploratory surgery, tracheostomy, vascular repair, esophageal repair, laryngeal framework repair, and pharyngeal repair were all assessed in the treatment of neck injuries. Results: 95% of the 40 cases in the study are male, while 5% are female. The median incidence age group was 32.6±1.6. 50% of the 40 cases of neck injuries were caused by sharp objects. The platysma muscle was injured in 23 cases (57.5%), the tracheoesophageal was injured in 10 cases (25%), the vessel was injured in 4 cases (10%), the neck gland was injured in 2 cases (5%), and the nerve was injured in only 1 case (2.5%). Subcutaneous emphysema, which accounts for 60% of all cases, is the most common clinical symptom of neck injuries, followed by laryngeal dyspnea (27%) and vessel bleeding (12.5%). The CT scan result found 72.5% subcutaneous emphysema, 25% mediastinal emphysema, 7.5% injured thyroid cartilage, and 5% injured cricoid cartilage. The average length of hospital stay is 7.58 days. There were 5 tracheal stenosis patients and only 1 with peripheral facial palsy. Conclusions: Because of presence of important vessels, nerves, and organs in the neck, all neck injuries are potentially dangerous and necessitate emergency treatment. A thorough understanding of the anatomy of the neck, clinical assessment, and diagnostic and therapeutic interventions are required for better treatment and prognosis.