Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá đặc điểm lâm sàng tình trạng nhiễm sắc nướu tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá đặc điểm lâm sàng tình trạng nhiễm sắc nướu tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Tác giả
Phạm Bảo Chung; Lê Nguyên Lâm; Nguyễn Quang Tâm; Trần Huỳnh Trung
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
378-381
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng tình trạng nhiễm sắc nướu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên mô tả cắt ngang trên 51 đối tượng có tình trạng nhiễm sắc nướu đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 03/2023 đến tháng 05/2024. Kết quả: Tổng cộng 51 người tham gia nghiên cứu, với nhóm trên 30 tuổi chiếm 54,9%, tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. Tỷ lệ nhiễm sắc nướu ở hàm trên chiếm 52,9%, phân nhóm chỉ số OPI trung bình nặng chiếm 58,8%. Về đặc điểm hình thái nướu theo 4 vị trí hàm theo phân loại Hedin, hình thái nướu loại 1 chiếm tỷ lệ cao ở cả 4 vị trí hàm, hình thái nướu loại 2,3, 4 có tỷ lệ thấp ở tất cả các vị trí. Đánh giá đặc điểm sắc tố nướu theo phân loại Ponnaiyan, hình thái chỉ tăng sắc tố ở nướu dính cao nhất ở tất cả các vị trí, đặc biệt là ở 2 nửa hàm dưới (đều chiếm 37,3%). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm sắc nướu tương đương ở 2 hàm, chỉ số OPI trung bình-nặng chiếm đa số (58,8%). Hình thái nhiễm sắc nướu ở một hoặc hai đơn vị sắc tố đơn độc ở nướu theo phân loại Hedin chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 4 vị trí hàm. Đặc điểm sắc tố nướu theo phân loại Ponnaiyan, phân loại chỉ tăng sắc tố ở nướu dính có tỷ lệ cao nhất ở tất cả các vị trí, đặc biệt cao nhất ở 2 nửa hàm dưới.

Abstract

The study aims to evaluate the clinical features of gingival pigmentation at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 51 subjects with gingival pigmentation who visited the Dental Department at Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital from March 2023 to May 2024. Results: A total of 51 participants were included in the study, with those over 30 years old accounting for 54.9%, and the male-to-female ratio was 1.3:1. The prevalence of gingival pigmentation in the maxilla was 52.9%, with 58.8% of participants falling into the moderate to severe category according to the OPI index. Regarding gingival morphology at four jaw positions based on Hedin’s classification, type 1 gingival morphology was predominant at all four positions, while types 2, 3, and 4 were less common across all positions. In the assessment of gingival pigmentation characteristics according to Ponnaiyan’s classification, the highest rate of hyperpigmentation was observed in the attached gingiva at all positions, particularly in the lower jaw quadrants (each accounting for 37.3%). Conclusion: The prevalence of gingival pigmentation was similar in both jaws, with the majority (58.8%) falling into the moderate to severe category according to the OPI index. Gingival pigmentation morphology, characterized by one or two isolated pigment units based on Hedin’s classification, had the highest prevalence at all four jaw positions. According to Ponnaiyan’s classification of gingival pigmentation, the highest rate was observed in cases with pigmentation confined to the attached gingiva, particularly in the lower jaw quadrants.