
Đánh giá hiệu quả của ranibizumab tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng. Tuyển chọn mắt phù hoàng điểm đái tháo đường có thị lực chỉnh kính từ 20/230 (10 chữ ETDRS) đến 20/40 (70 chữ ETDRS) và độ dày võng mạc trung tâm ≥ 250 μm trên OCT. Phác đồ tiêm nội nhãn 3 mũi ranibizumab 0,5mg liên tục mỗi 4 tuần, sau đó tiêm cho đến khi thị lực có chỉnh kính đạt 20/20 hoặc ổn định (chú ý kết quả OCT). Theo dõi và đánh giá kết quả mỗi 4 tuần trong 24 tuần. Kết quả: Thu thập 21 mắt của 15 bệnh nhân phù hoàng điểm đái tháo đường với số mũi tiêm trung bình là 4,9 ± 1,2 tại thời điểm 24 tuần cho kết quả như sau: Trung bình thị lực có chỉnh kính là 54,9 ± 3,6 ký tự ETDRS trước khi điều trị và tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 14,9 ± 10,1 ký tự với 69,7 ± 3,3 ký tự tại thời điểm 24 tuần. Trung bình độ dày võng mạc trung tâm tại thời điểm trước điều trị là 442,9 ± 28,9 μm và giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001) là 189,0 ± 32,3 μm còn 253,9 ± 10,2 μm tại tuần 24. 10 mắt (47,6%) BLVMĐTĐKTS nặng chuyển thành BLVMĐTĐKTS vừa và nhẹ. Không ghi nhận biến chứng tại mắt: bong võng mạc, viêm nội nhãn, xuất huyết dịch kính,... Thị lực nền < 60 ký tự ETDRS ~ < 3/10 có nguy cơ khiến không đạt mức thành công tốt đẹp gấp 8,8 lần so với nhóm có thị lực nền ≥ 60 ký tự ETDRS ~ ≥ 3/10; kiểm định Fisher’s Exact; RR=8,8; CI 95% (1,324 - 58,500); p = 0,002. Kết luận: Hiệu quả của ranibizumab 0,5mg tiêm nội nhãn trong điều trị phù hoàng điểm đái tháo đường cải thiện võng mạc về cấu trúc và chức năng có ý nghĩa thống kê.
To evaluate the effect of intravitreal ranibizumab injection for clinically significant diabetic macular edema (DME). Methods: This is quasi experimental study. These eyes with diabetic macular edema had baseline best-corrected visual acuity (BCVA) 20/40 (70 ETDRS letters) to 20/320 (10 ETDRS letters) and central retinal thickness (CRT) ≥ 250 μm on optical coherence tomography. Patients were treated with 3 consecutive monthly intravitreal 0.5mg ranibizumab injections then injections until BCVA 20/20 or stable (regardless of OCT findings). Followed up 24 weeks. Results: Enrolled 21 eyes of 15 patients (8 males and 7 females) with diabetic macular edema with 4.9 ± 1.2 injections at 24 weeks. Mean best-corrected visual acuity ETDRS letter score at baseline was 54.9 ± 3.6 letters and increased significantly (p < 0.0001) by 14.9 ± 10.1 letters to 69.7 ± 3.3 letters at 24 weeks. Baseline central foveal thickness was 442.9 ± 28.9 μm and decreased significantly (p < 0.0001) by 189,0 ± 32,3 μm to 253.9 ± 10,2 μm at 24 weeks. Significant improvements in macular edema were noted on OCT, and retinopathy was less likely to worsen and more likely to improve in ranibizumab-treated patients. There are no complications such as retinal detachment, endophthalmitis, vitreous hemorrhage,... BCVA background <60 ETDRS letters ~ <3/10 risk that not successfully reaching 8.8 times compared to the group with BCVA baseline ≥ 60 ETDRS letters ~ ≥ 3/10; tested Fisher's Exact; RR = 8.8; 95% CI (1.324 to 58.500); p = 0.002. Conclusions: Ranibizumab therapy in the treatment of diabetic macular edema improve significantly retinal function and structure.
- Đăng nhập để gửi ý kiến