
Giới thiệu cách tiếp cận đánh giá hiệu quả gói phòng ngừa VAP tại khoa hồi sức ngoại thần kinh (NsICU), BVCR để cải thiện tỷ lệ VAP. Phương pháp: Đánh giá hiệu quả gói chăm sóc VAP, bao gồm cả quy trình cai máy thở sớm và giảm an thần, đã được triển khai trong NsICU từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 3 năm 2022. Tỷ lệ VAP cơ bản trên 1.000 thở máy-ngày và tỷ lệ số thở máy - ngày trên bệnh nhân - ngày (tỷ lệ sử dụng thiết bị; DUR) đã được ghi nhận cho 12 tháng trước can thiệp (2018). Phân tích t-test độc lập hai mẫu được thực hiện để định lượng sự khác biệt về tỷ lệ VAP trước can thiệp so với một, hai, và ba năm sau can thiệp. Các biện pháp quy trình để giám sát sự tuân thủ của nhân viên đối với các yếu tố của gói đã được ghi lại. Kết quả: Tỷ suất VAP cơ bản trung bình giảm đáng kể từ 21,7 trước can thiệp xuống 15,0 sau can thiệp năm đầu (p <0,05) và 14,5 sau năm thứ hai sau can thiệp (p <0,05), và 11,8 sau năm thứ ba sau can thiệp (p <0,05). DUR trung bình tương tăng nhẹ từ 0,82 trước can thiệp đến 0,89 sau năm đầu tiên, 0,85 sau năm thứ hai sau can thiệp, và 0,89 sau năm thứ ba sau can thiệp. Tuân thủ theo gói trung bình đối với các yếu tố của bác sĩ tăng từ năm thứ nhất đến năm thứ ba (quy trình cai máy thở từ 47,07% lên 59,51% lên 91,23%, giảm thuốc an thần hàng ngày từ 52,35% lên 62,99% lên 91,58%, và chỉ định vật lý trị liệu sớm từ 37,8% lên 47,6% lên 76,02, tương ứng). Tuân thủ gói phòng ngừa với các yếu tố điều dưỡng (kê cao đầu giường, áp lực bóng chèn nội khí quản, chăm sóc răng miệng và thay bộ trao đổi làm ấm và ẩm) cao trong suốt thời gian can thiệp (khoảng 85-100%). Kết luận: Ứng dụng mô hình tiếp cận đánh giá gói phòng ngừa VAP tại khoa NsICU là một cách tiếp cận hợp lý, hiệu quả trong bối cảnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn nhiều thách thức như hiện nay đã đem lại lợi ích to lớn trong việc giảm viêm phổi liên quan tới thở máy tại khoa NsICU. Ngoài ra hiệu quả gói phòng ngừa VAP này cũng đang được mở rộng áp dụng hiệu quả cho tất cả các ICU khác của BVCR và một số bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.
Evaluate the effectiveness of VAP prevention bundle in neurosurgical intensive care unit (NsICU), to reduce the incidence rate of VAP. Methods: The effectiveness of the care bundle was assessed in the NsICU from April 2019 to March 2022. The VAP rate and device utilization ratio (DUR) were recorded for 12 months prior to intervention (2018). Two-sample independent t-test analysis was performed to quantify the difference in VAP rates before intervention in comparison with one, two, and three years after the intervention. The care bundle compliances were also monitored. Results: The mean VAP rate decreased significantly from 21.7 pre-intervention to 15.0 after the first-year (p < 0.05), 14.5 after the second-year (p < 0.05), and 11.8 after the thirdyear (p < 0.05) of intervention. Mean DUR increased slightly from 0.82 before intervention to 0.89 after the first-year, 0.85 after the second year and 0.89 after the third-year of intervention. Mean physician compliance increased from the first to the third (ventilator weaning from 47.07% to 59.51% to 91.23%, daily sedation reduction from 52.35% to 62.99% to 91.58%, and early indication of physical therapy from 37.8% to 47.6% to 76.02, respectively). Compliance with the nurse elements was consistently high 85- 100%. Conclusion: Implementing the systematic approach model to assess the VAP prevention bundle proves effective in reducing VAP rates in the NsICU.
- Đăng nhập để gửi ý kiến