Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy sụn tiếp hợp đầu trên xương chày ở trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy sụn tiếp hợp đầu trên xương chày ở trẻ em
Tác giả
Võ Quang Đình Nam; Hoàng Phạm Nhật Quang
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD11
Trang bắt đầu
100-106
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Gãy sụn tiếp hợp đầu trên xương chày khó chẩn đoán hết thương tổn. Phương pháp điều trị vẫn còn nhiều tranh luận. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy STH ĐTXC và gãy LCC. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập số liệu từ tháng 1 năm 2016 đến hết tháng 12 năm 2017, ghi nhận có 34 ca được chẩn đoán gãy STH ĐTXC và/hoặc gãy LCC, và được điều trị xuyên kim, vis xốp, phối hợp xuyên kim và vis xốp, nẹp vis. Tại thời điểm đánh giá, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 29 ca có đầy đủ thông tin hồ sơ và tái khám lần cuối tối thiểu 6 tháng. Kết quả: Gãy LCC (72%) vượt trội so với gãy STH ĐTXC (28%); gãy LCC thường gặp ở trẻ lớn hơn so với gãy STH ĐTXC (p<0,05); gãy LCC chủ yếu chấn thương gián tiếp (76%), trong khi gãy STH ĐTXC chủ yếu chấn thương trực tiếp (76%). Gãy LCC đa số trường hợp được mổ nắn – bắt vis, chiếm 95,2%, trong khi gãy STH ĐTXC lựa chọn các kỹ thuật khác nhau nhưng không trường hợp nào bắt vis đơn thuần. Thời gian nằm viện lâu hơn với gãy STH ĐTXC so với gãy LCC (p<0,05). Theo dõi trung bình 30,5 tháng (21-41 tháng); cả 2 loại gãy này đều cho kết quả phục hồi chức năng tốt. Kết luận: Gãy LCC chủ yếu chấn thương gián tiếp, trong khi gãy STH ĐTXC chủ yếu chấn thương trực tiếp với nguy cơ biến chứng chèn ép khoang và tổn thương mạch máu. Tuy nhiên cả 2 loại gãy đều cho kết quả phục hồi chức năng tốt.

Abstract

Proximal tibial epiphysis fractures are challenged for total approach. Management remains debated. Purposes: evaluate the results of surgical treatment. Methods: Retrospective study of 29 cases of proximal tibial epiphysis fracture/tibial tubercle avulsion managed by closed or open reduction and fixation with pinning, screw and plate from January 2016 to December 2017. The fractures were classified according to Salter and San Diego. The functional evaluation was at the final follow-up of a minimum of 18 months. Results: Tibial tubercle fracture (72%) was more frequent than proximal tibial epiphysis fracture (28%); age of TTA was older than PTEF (p<0.05); dominant injury mechanism was indirect for TTA (76%), but direct for PTEF (75%). TTA was mostly fixed by screws (95.2%), whereas PTEF was never fixed by unique screws. The length of stay for PTEF was longer than for TTA (p<0.05). Average follow-up was 30.5 months (21-41 months); good functional recovery was for both types of fracture. Conclusion: Injury mechanism was indirectly dominant for TTA, and directly for PTEF with risk of compartment syndrome and vascular injury. However, good functional recovery was both types of fracture at final follow-up.