Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser phối hợp thủ thuật Muller

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser phối hợp thủ thuật Muller
Tác giả
Phạm Thị Thanh Xuân; Bùi Văn Lệnh; Nguyễn Ngọc Cương; Trương Thị Thanh; Nguyễn Thị Linh; Trần Minh Thoại
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
19-22
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Hậu quả suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có chỉ định điều trị Laser phối hợp với thủ thuật Muller. Đánh giá kết quả của phương pháp Laser phối hợp với thủ thuật Muller. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu và hồi cứu không đối chứng trên 49 người bệnh (NB) suy giãn hệ TM nông chi dưới được điều trị bằng laser phối hợp thủ thuật Muller tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) và Can thiệp điện quang (CTĐQ) bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 3/2021 đến 3/2023. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh 56,31 ± 12,63, tỷ lệ nữ/nam là 2,5. Triệu chứng lâm sàng búi giãn tĩnh mạch và đau nặng chân với tỷ lệ lần lượt là 93,33% và 90%. Giai đoạn lâm sàng theo CEAP thường gặp chiếm tỉ lệ cao nhất là C2 chiếm 61,67%. Điểm VCSS trước điều trị 6,02 ± 1,47. Trước can thiệp, đường kính và dòng trào ngược TMHL lần lượt là 6,97 ± 1,63mm, 3,56 ± 1,42s. Đường kính tĩnh mạch giãn dưới da vùng cẳng chân điều trị bằng thủ thuật Muller là 3,87 ± 0,8mm. Hiệu quả tắc mạch 100% sau can thiệp; triệu chứng và giai đoạn lâm sàng theo CEAP, điểm VSCC, đường kính tĩnh mạch giảm rõ rệt so với trước can thiệp. Thủ thuật an toàn với tỷ lệ biến chứng thủ thuật tại thời điểm ngay sau can thiệp, sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng thấp, không gặp biến chứng nặng. Kết luận: Phương pháp laser nội tĩnh mạch kết hợp với thủ thuật Muller trong điều trị SGTMNCD là phương pháp ít xâm lấn, tỉ lệ thành công cao với hiệu quả tắc mạch 100%, không tái phát sau theo dõi 6 tháng, giảm triệu chứng trên lâm sàng và trên siêu âm Doppler. Tỷ lệ biến chứng ngay sau can thiệp thấp, thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng không ghi nhận biến chứng.