Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Tác giả
Phạm Thanh Nhàn; Hồ Sỹ Hùng
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
217-221
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân quá kích buồng trứng mức độ nặng sau điều trị thụ tinh ống nghiệm điều trị tại trung tâm hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện phụ sản Hải Phòng từ 01/01/2017-31/12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 28,62 ± 3,49 năm, lý do vào viện chủ yếu có triệu chứng đau bụng là 88,8%, tỷ lệ bệnh nhân buồn nôn và nôn là 83,8%. Bệnh nhân hạ albumin huyết thanh khi nhập viện chiếm 82,5% trong đó thấp nhất là 21,0 g/l. Tỷ lệ bệnh nhân cô đặc máu là mức độ nặng (hematocrit > 50%) là 13,8%. Điều trị nội khoa đơn thuần chiếm 30% và 70% phải điều trị kết hợp cả nội khoa và chọc dịch ổ bụng. Có 53,8% bệnh nhân khỏi hoàn toàn khi xuất viện, 46,2% bệnh nhân ra viện thuyên giảm bệnh điều trị theo đơn, không có trường hợp tử vong.

Abstract

To evaluate the treatment results of severe ovarian hyperstimulation syndrome in in vitro fertilization patients at Hai Phong Obstetrics and Gynecology Hospital. Research subjects and methods: Medical records of 80 patients. in vitro fertilization with severe ovarian hyperstimulation was treated at the fertility center - Hai Phong Obstetrics and Gynecology Hospital from January 1, 2017 to December 31, 2019. Results: The average age of patients in the study group was 28.62 ± 3.49 years, the main reason for admission to the hospital with abdominal pain was 88.8%, the rate of patients with nausea and vomiting was 83. ,8%. Patients with hypoalbuminemia on admission accounted for 82.5% of which the lowest was 21.0 g/l. The proportion of patients with hemoconcentration as severe (hematocrit > 50%) was 13.8%. Medical treatment alone accounted for 30% and 70% had to be treated in combination with both medical and peritoneal puncture. There were 53.8% of patients completely cured upon discharge, 46.2% of patients discharged from hospital were in remission for prescription treatment, and there were no deaths.