
Tình trạng dinh dưỡng là một đề mục trong các hướng dẫn điều trị suy tim. Độ dày cơ khép ngón tay cái (ĐDCKNTC) là một phương pháp đo nhân trắc mới, đánh giá được khối lượng cơ và có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Mục tiêu: Xác định trị số độ dày cơ khép ngón tay cái ứng với suy dinh dưỡng (SDD) được đánh giá bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng chủ quan (Subjective Global Assessment - SGA) trên bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 152 bệnh nhân suy tim tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5-9/2022. Kết quả: Trị số ĐDCKNTC tay thuận trung bình là 15,2 ± 3,9mm, của nữ 13,8 ± 2,9mm và nam 16,8 ± 4,3mm. Trị số ĐDCKNTC tay không thuận trung bình là 13,9 ± 3,8mm, nữ 12,7 ± 2,9mm và nam 15,4 ± 4,0mm. Điểm cắt có giá trị chẩn đoán suy dinh dưỡng của ĐDCKNTC tay thuận là 14,3mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 67,1%, khoảng tin cậy 0,697-0,844 (P<0,0001); ĐDCKNTC tay không thuận là 13mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 65,9%, khoảng tin cậy 0,679-0,829 (P<0,0001). Kết luận: ĐDCKNTC khác nhau theo giới tính, độ tuổi, tay thuận hay không thuận, điều kiện dinh dưỡng và bệnh lý nền. Trị số của giới nam cao hơn nữ, tay thuận cao hơn tay không thuận, nhóm không suy dinh dưỡng cao hơn nhóm suy dinh dưỡng, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán suy dinh dưỡng ở mức trung bình.
Nutritional status is a topic in guidelines for management of heart failure. The adductor pollicis muscle thickness (APMT) is a new anthropometry measurement assessing muscle mass and relating to nutritional status. Objective: To determine the values of adductor pollicis muscle thickness in patients with heart failure, corressponding to malnutrition which is assessed by the subjective global assessment (SGA). Subjects and research methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 152 patients with heart failure at the Cardiology Department of Cho Ray hospital from May to September 2022. Results: The mean value of the dominant hand (APMTDH) was 15.2 ± 3.9mm, 13.8 ± 2.9mm for female and 16.8 ± 4.3mm for male; while that value of the non-dominant hand (APMTNDH) was 13.9 ± 3.8mm, 12.7 ± 2.9mm for female and 15.4 ± 4.0mm for male. The cut-off for APMTDH in malnutrition was 14.3mm with sensitivity of 71.6% and specificity of 67.1%, Cl 0.697-0.844 (P<0.0001); the cut-off for APMTNDH was 13mm with sensitivity of 71.6% and specificity of 65.9%, Cl 0.679- 0.829 (P<0.0001). Conclusion: The APMT may vary depending on gender, age, dominant or non-dominant hand, nutritional status, and comorbidities. The value of the male is higher than that of the female, the value of the dominant hand is higher than that of the non-dominant hand, the value of the non-malnourished group is higher than that of the malnourished group, sensitivity and specificity are average in malnourish determination.
- Đăng nhập để gửi ý kiến