Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Giá trị chọc hút bằng kim nhỏ u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM từ 2020 đến 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Giá trị chọc hút bằng kim nhỏ u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM từ 2020 đến 2021
Tác giả
Bùi Kim Ngân; Võ Hiếu Bình
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
194-199
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trước phẫu thuật là cận lâm sàng cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị u tuyến mang tai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trong chẩn đoán u tuyến mang tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc hồi cứu 60 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong 2 năm 2020 – 2021. Kết quả nghiên cứu: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): 21,7% không xác định được chẩn đoán. Kết quả chẩn đoán u ác tính FNA chiếm 8,3%. Kết quả giải phẫu bệnh: u lành tính trong 96,6%; u ác tính trong 3,4%. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u tuyến mang tai: Độ nhạy 100%; Độ đặc hiệu 94,8%; Giá trị chẩn đoán dương 40%; Giá trị chẩn đoán âm 100%; Độ chính xác 95%. Giá trị của FNA trong chẩn đoán u tuyến mang tai: Độ nhạy 100%; Độ đặc hiệu 93,3%; Giá trị chẩn đoán dương 40%; Giá trị chẩn đoán âm 100%; Độ chính xác 93,6%. Kết Luận: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) có giá trị cao trong chẩn đoán u lành tính tuyến mang tai. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mẫu không tốt dẫn đến không xác định được chẩn đoán.