Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Giá trị của nồng độ albumin và bilirubin máu cuống rốn trong tiên đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Giá trị của nồng độ albumin và bilirubin máu cuống rốn trong tiên đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Bình; Phan Hùng Việt
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
01
Trang bắt đầu
98-103
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Xác định giá trị của nồng độ albumin, bilirubin và tỷ bilirubin/albumin máu cuống rốn trong tiên đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu. Cỡ mẫu toàn bộ, gồm tất cả những trẻ sinh non < 37 tuần được sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2020. Trẻ được xét nghiệm albumin và bilirubin máu cuống rốn ngay sau sinh, theo dõi hàng ngày để ghi nhận triệu chứng vàng da trên lâm sàng, xét nghiệm bilirubin máu tĩnh mạch ngày 2 sau sinh hoặc bất cứ khi nào vàng da nặng để quyết định điều trị. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 176 trẻ sinh non có vàng da, trong đó 88/176 trẻ có vàng da bệnh lý (50%). Tại điểm cắt của bilirubin máu cuống rốn > 1,818 mg/dl và tỷ bilirubin/albumin máu cuống rốn > 0,518 có giá trị tiên đoán tốt trẻ sẽ bị vàng da bệnh lý với AUC lần lượt là 0,854 và 0,842. Riêng nồng độ albumin máu cuống rốn không có giá trị tiên đoán với AUC là 0,524. Kết luận: Bilirubin toàn phần và tỷ bilirubin/albumin máu cuống rốn có giá trị tốt trong tiên đoán trẻ sơ sinh non tháng sẽ tiến triển thành vàng da bệnh lý.

Abstract

Preterm infants have a higher incidence of indirect hyperbilirubinemia than term infants in about 80% of cases. Approach to initial screening for hyperbilirubinemia in preterm infants by cord blood is practical, cheap and noninvasive. Objectives: To determine the value of cord blood albumin, bilirubin and bilirubin/albumin ratio to predict pathological hyperbilirubinemia in preterm infants. Materials and method: A prospective cohort study was carried out all preterm infants < 37 weeks, were born at Hospital of University of Medicine and Pharmacy, Hue, Viet Nam from 4/2018 to 8/2020. Cord blood albumin and bilirubin was collected after birth. Neonates were followed up daily for hyperbilirubinemia. Check serum bilirubin levels on the second day after birth and whenever an infant has significant hyperbilirubinemia. Results: We studied 176 preterm infants with jaundice, 88/176 (50%) infants had pathological hyperbilirubinemia. At the cut-off point for total cord bilirubin > 1.818 mg/dl and bilirubin/albumin ratio > 0.518 had a good predictive in detecting pathological hyperbilirubin in preterm infants with an AUC 0.854 and 0.842 respectively. However, cord blood albumin had no predictive value with an AUC of 0.524. Conclusion: Cord blood bilirubin and bilirubin/albumin ratio have a good discrimination in predicting pathological hyperbilirubinemia in preterm infants