
Đánh giá hiệu quả cải tiến TAT xét nghiệm miễn dịch vi sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực hiện trên các mẫu xét nghiệm miễn dịch vi sinh từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Xác định nguyên nhân gốc rễ và cải tiến TAT của xét nghiệm miễn dịch vi sinh bằng việc ứng dụng sơ đồ xương cá và thực hiện các giải pháp can thiệp theo từng nhóm nguyên nhân. Mô hình hồi quy logistic được sử dụng để xác định giai đoạn xét nghiệm có ý mối liên hệ với thời gian trả kết quả và tỷ lệ trả kết quả đúng hẹn. Kết quả: Trước khi can thiệp, TAT của các xét nghiệm trên máy tự động là 1588,4 phút (315 – 2964) và test nhanh là 81,3 phút (52,7 – 168,3). Tỷ lệ đạt mục tiêu trả kết quả đúng hẹn của xét nghiệm máy tự động và test nhanh lần lượt là 17,6% và 36,6%. Sau khi phân tích hồi quy ligistic, xác định được giai đoạn trong xét nghiệm và một phần giai đoạn sau xét nghiệm là có mối liên hệ đến TAT. Nguyên nhân gốc rễ được được xác định là nguyên nhân quản lý, nhân sự, trang thiết bị và phương pháp. Ba giải pháp can thiệp được đặt ra dựa trên sơ đồ xương cá là (1) Can thiệp tổng lực về quản lý, nhân sự, (2) Trang thiết bị: chuyển cài đặt máy có thời gian vận hành kéo dài (Triturus) sang máy có thời gian vận hành ngắn (LiaisonXL và DxI800), (3) Phương pháp: chuyển vị trí tất cả hệ thống máy sang khoa Hóa Sinh để chạy mẫu chung với mẫu của Hóa Sinh. Kết quả sau can thiệp cho thấy, TAT được rút ngắn còn 106,1 phút (85,0 - 143,6) đối với máy tự động, còn 44,7 phút (35,1 - 59,7) đối với test nhanh. Tỷ lệ đạt mục tiêu trả kết quả đúng hẹn đạt được sau can thiệp là 89% đối với máy tự động, 76,6% đối với test nhanh. Kết luận: Có sự cải thiện về TAT trước và sau khi tiến hành can thiệp bằng việc ứng dụng sơ đồ xương cá sau phân tích mô hình hồi quy logistic, xác định nhóm nguyên nhân và thực hiện giải pháp can thiệp.
To evaluate the effectiveness of quality improvement on TAT for microbiological test results at the City Children's Hospital in 2022. Method: The intervention study was conducted on immunomicrobiological test samples over the period from January 2022 to June 2022 at City Children's Hospital. The aim was to identify root causes and improve TAT of immunomicrobiological tests by applying a fishbone diagram and implementing targeted interventions for each root cause category. A logistic regression model was utilized to determine the testing phase's significant association with TAT and the proportion of on-time results. Results: Prior to the intervention, TAT for automated machine tests was 1588.4 minutes (315 – 2964), while rapid tests took 81.3 minutes (52.7 – 168.3). The achievement rates for meeting the on-time result targets for automated machine tests and rapid tests were 17.6% and 36.6%, respectively. After logistic regression analysis, it was determined that certain phases during testing, including a post-testing phase, were correlated with TAT. Root causes were identified from a fishbone diagram, stemming from the management, personnel, equipment, and method categories. Three intervention solutions were proposed based on the fishbone diagram: (1) Overall intervention in management and personnel, (2) Equipment: transitioning from Triturus with extended operation time to LiaisonXL and DxI800 with shorter operation times, (3) Method: relocating all machine systems to the Biochemistry department to run samples jointly with Biochemistry samples. Post-intervention results showed a reduction in TAT to 1531.2 minutes (286.1 – 2768.0) for automated machines and 106.1 minutes (85.0 - 143.6) for rapid tests. The achievement rates for meeting on-time result targets post-intervention were 89% for automated machines and 76.6% for rapid tests. Conclusions: There has been an improvement in TAT before and after intervention through the application of a fishbone diagram following logistic regression analysis, identifying causal groups, and implementing intervention solutions.
- Đăng nhập để gửi ý kiến