
Nghiên cứu can thiệp được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong việc tối ưu hóa việc quản lý sử dụng colistin tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp. Các can thiệp của dược sĩ lâm sàng được phân loại theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3547/QĐ-BYT. Kết quả thu thập được 226 bệnh nhân giai đoạn trước khi triển khai can thiệp từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021 (nhóm trước can thiệp) và 80 bệnh nhân nhóm can thiệp giai đoạn từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023 (nhóm can thiệp). Có 119 can thiệp dược lâm sàng được thực hiện trên 65/80 bệnh nhân (81,3%). Phần lớn các can thiệp theo dõi thêm trong quá trình sử dụng (mã C4, 36,1%), tiếp theo là các can thiệp thay đổi trị liệu (mã C1, 29,4%). Tỷ lệ chấp nhận can thiệp của bác sĩ liên quan đến thay đổi trị liệu là 77,1%; trong khi các can thiệp khác tỷ lệ này là 100% (bao gồm mã C2-cần tham khảo thêm, C3-cung cấp thông tin và C4-theo dõi thêm). Tổng cộng có 8 can thiệp không được chấp nhận (3 can thiệp về chỉ định, 5 can thiệp về liều lượng). Tỷ lệ phù hợp về chỉ định ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trước can thiệp (96,3% so với 77,0%, p<0,001). So với nhóm trước can thiệp, tỷ lệ dùng liều nạp và liều duy trì theo hướng dẫn ở nhóm can thiệp cũng cao hơn (lần lượt là 96,3% so với 22,3%, 98,7% so với 30,2%), sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian dùng colistin cũng giảm đáng kể, với thời gian trung vị là 9 ngày ở nhóm trước can thiệp và 7 ngày ở nhóm can thiệp (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả bước đầu của can thiệp dược lâm sàng đến việc sử dụng colistin tại bệnh viện. Cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dược lâm sàng, kết hợp triển khai các hoạt động đào tạo và trao đổi với bác sĩ để tối ưu hoá sử dụng colistin, đặc biệt trên các bệnh nhân nặng.
An intervention study was conducted to evaluate the effectiveness of clinical pharmacy interventions in optimizing the management of colistin use at Huu Nghi Viet Tiep Hospital. These interventions were classified according to the Ministry of Health guidance at Decision No. 3547/QĐ- BYT. This study conducted 226 patients in the baseline period (January-December 2021, the preintervention group), and 80 patients in the intervention implementation period (December 2022 - March 2023, the intervention group). Clinical pharmacists performed 119 interventions for 65/80 patients (81.3%). The majority of interventions were related to monitoring (code C4, 36.1%), followed by interventions related to the change in therapy (code C1, 29.4%). The acceptance rate of the change in therapy interventions by physicians was 77.1%; while with the other interventions, this rate was 100% (including the codes C2-need further reference, C3-provide information, and C4- monitoring). Eight interventions were not accepted (3 indication-related interventions, 5 dosingrelated interventions). The concordance rate for indications was significantly higher in the intervention group than in the pre-intervention group (96.3% vs 77.0%, p<0.001). Compared to the pre-intervention group, the rate of loading doses and maintenance doses in accordance with the Guideline in the intervention group were also higher (96.3% vs 22.3%, 98.7% vs 30.2%, respectively). Both differences were statistically significant (p<0.05). The duration of colistin also significantly decreased (median 9 days vs 7 days, p<0.05). The study results revealed the positive impact of clinical pharmacy interventions on colistin usage at the hospital and the need for training and exchanging among healthcare workers to optimize colistin use, especially in severe patients.
- Đăng nhập để gửi ý kiến