
Nhiễm trùng đường sinh dục dưới (NTĐSDD) không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây nên nhiều rối loạn trong đời sống, sinh hoạt, khả năng lao động và cả đến hạnh phúc gia đình của phụ nữ mắc bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng, chống NTĐSDD trước và sau can thiệp ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49, cư trú tại thành phố Cần Thơ. 2. Xác định tỷ lệ mắc NTĐSDD và hiệu quả can thiệp phòng chống NTĐSDD ở phụ nữ có chồng tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên 668 phụ nữ có chồng tuổi 18-49 được phân làm 2 nhóm: nhóm can thiệp (324 phụ nữ) và nhóm đối chứng (344 phụ nữ), bao gồm cả những người được chẩn đoán xác định mắc và không mắc NTĐSDD qua khám lâm sàng. Đánh giá kết quả truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhóm can thiệp sau 12 tháng. Kết quả nghiên cứu: Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về phòng, chống NTĐSDD tăng từ 46,6% lên 89,5%, hiệu quả can thiệp đạt 92,1%. Tỷ lệ phụ nữ có hành vi đúng về phòng chống NTĐSDD tăng từ 78,7% lên 92,6%, hiệu quả can thiệp đạt 17,7% (p<0,001). Tỷ lệ mắc NTĐSDD ở phụ nữ giảm từ 31,8% xuống còn 13,9%, hiệu quả can thiệp đạt 26,8% (p<0,001). Kết luận: Can thiệp truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành có hiệu quả trong phòng, chống NTĐSDD ở phụ nữ.
Lower genital tract infections (RTIs) cause many disorders in women's lives and their activities. It not only affects their activities but also their family happiness, leading to serious consequences. Objectives: 1. To define the rate of correct knowledge and practice to prevent lower genital tract infections (GTIs) before and after intervention to married women aged 18-49 at Cantho city. 2. To define the prevalence of GTIs before and after intervention and their efficiency to married women aged 18-49 at Can Tho City. Materials and methods: A community intervention study was conducted on 668 married women aged 18 - 49, were divided into 2 groups: experimental group (324 women) and control group (344 women), including those who have been diagnosed and have no GTIs through clinical examination. Results: After 12 months of intervention, the rate of correct knowledge increased from 46.6% to 89.5%, with the efficiency index being 92.1%. The rate of correct practice increased from 78.7% to 92.6%, with the efficiency index were 17.7% (p < 0.001). The rate of RTIs was reduced from 31.8% to 13.9%, with the efficiency index were 26.8% (p < 0.001). Conclusion: There is effectiveness of community interventions to prevent GTIs. It has contributed to increasing knowledge and practice of women in RTIs prevention.
- Đăng nhập để gửi ý kiến