
Đánh giá hiệu quả hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (Clinical Decision Support System - CDSS) trong hiệu chỉnh liều thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: các bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình trong giai đoạn từ 01/01/2022 đến 30/11/2022 và từ 01/12/2022 đến 15/03/2023. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Ở giai đoạn trước khi có hỗ trợ cảnh báo hiệu chỉnh liều, trong 300 bệnh án hồi cứu được chọn vào nghiên cứu có 81,7% bệnh án cần hiệu chỉnh liều và 64,5% trong đó được hiệu chỉnh liều không phù hợp. Có 406 lượt thuốc cần hiệu chỉnh liều (chiếm 31,5% tổng số lượt thuốc) và trong đó có 52,7% lượt hiệu chỉnh liều không phù hợp. Giai đoạn sau khi tích hợp thông tin lên phần mềm kê đơn từ 1/12/2022 đến 15/3/2023 ghi nhận 320 cảnh báo xuất hiện trên 55 bệnh nhân, tỷ lệ hủy bỏ cảnh báo là 2,8%. Với trường hợp hủy bỏ cảnh báo, 55,6% trường hợp có dược sĩ lâm sàng tư vấn. CDSS kết hợp với vai trò của dược sĩ làm giảm tỷ lệ lượt thuốc và tỷ lệ bệnh nhân hiệu chỉnh liều không phù hợp lần lượt xuống 10,6% và 16,4%. Kết luận: CDSS đã mang lại hiệu quả trong hiệu chỉnh liều trên đối tượng bệnh nhân suy giảm chức năng thận tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình.
The study aimed to evaluate the effectiveness of the Clinical Decision Support System (CDSS) in dosage adjustment for inpatients with renal impairment at Thai Binh University Hospital. Subjects and methods: Medical records of inpatients treated at Thai Binh University Hospital were reviewed during the periods from 01/01/2022 to 30/11/2022 and from 01/12/2022 to 15/03/2023. Study design: a cross-sectional descriptive study. Results: Before the integration of CDSS, among 300 medical records, dose adjustment was required in 81.7% of medical records, which included 64.5% inappropriate dosage modification. There were 406 prescriptions requiring dose adjustment, accounting for 31.5% of the total prescriptions, and 52.7% of the total prescriptions had inappropriate dose adjustment. After the integration of CDSS, 320 alerts were recorded for 55 patients between December 1st, 2022, and March 15th, 2023. The alert cancellation proportion was 2.8%. Among the alerts that were overridden, 55.6% involved clinical pharmacist consultations. The combination of CDSS and clinical pharmacist consultations reduced the proportion of prescriptions and medical records having inappropriate dosage adjustments to 10.6% and 16.4%, respectively. Conclusion: CDSS had positive impacts on dosage adjustments in inpatients with renal insufficiency at Thai Binh Medical University Hospital.
- Đăng nhập để gửi ý kiến