Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị phẫu thuật mất vững bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít tại khoa PTCS Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 2014 – 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị phẫu thuật mất vững bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít tại khoa PTCS Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 2014 – 2020
Tác giả
Vũ Văn Cường; Đỗ Mạnh Hùng; Đinh Thế Hưng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
356-359
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Bản lề cổ chẩm là vùng nối tiếp xương sọ với cột sống cổ cao C1C2. Đây là vùng có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, ảnh hưởng nhiều đến tầm vận động của cột sống cổ. Cố định vùng chẩm cổ đã trải qua quá trình phát triển đáng kể do những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và trang thiết bị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này để đánh giá hiệu quả phẫu thuật của phương pháp cố định bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít trong mất vững bản lề cổ chẩm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên bệnh nhân được cố định bản lề cổ chẩm bằng nẹp vít. Kết quả: Trong thời gian 6 năm (2014-2020) khoa PTCS Bv VĐ tiến hành phẫu thuật 17 trường hợp mất vững vùng cổ chẩm, bao gồm 15 nam, 2 nữ. Tuổi trung bình 43,41 (21 ÷ 67 tuổi), trong đó chấn thương 15 bệnh nhân, bệnh lý 2 bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện khi nhập viện chủ yếu là hội chứng chèn ép tủy sống (41.2%), liệt tiến triển tăng dần (66.6%). Tất cả bệnh nhân đều không có tổn thương thêm thần kinh và mạch máu sau mổ, triệu chứng thần kinh được cải thiện. Kết luận: Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị mất vững vùng bản lề cổ chẩm.

Abstract

Occipitocervical is the joint area between cranial bones with high neck spine C1C2. The occipitocervical junction presents a unique, complex, biomechanical interface between the cranium and the upper cervical spine. This is a region which has large influence on the activity level of the neck spine. Occipitocervical fixation has undergone significant evolution due to advances in operative techniques and instrumentation techniques. We conducted research on this topic to evaluate the effectiveness of fixing occipitocervical with surgery in treatment of occipitocervical instability. Material and methods: Research carried out on patients whose occipitocervical instability is fixed by splints. Results: During the six years (2014-2020), The Spinal Surgery Department of Viet Duc hospital has conducted 17 surgeries on 15 males and 2 females including 15 trauma patients and 2 phatholody ones, average age of whom is 43.41 (from 21 to 67 years old). As regards the clinical presentation, all patients had presented with neck pain before surgery, 8 patients (41.2%) with myelopathy, and 10 patients (66.6%) had presented with a neurological deficit either motor or sensory or both. All patients showed no neurogenous and blood vessels ịnury after surgery, neurological symptoms were improved. Conclusion: This is a reliable and effective method in treatment of occipitocervical instability.