Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả giảm mẫn cảm thuốc chống lao hàng 1 gây dị ứng trên da

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả giảm mẫn cảm thuốc chống lao hàng 1 gây dị ứng trên da
Tác giả
Nguyễn Hoài Bắc; Hoàng Tuấn; Nguyễn Mạnh Thế; Nguyễn Kim Cương
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
10
Trang bắt đầu
171-180
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm mẫn cảm thuốc chống lao hàng 1 đường uống. Nghiên cứu được tiến hành trên 81 bệnh nhân lao phổi có chẩn đoán dị ứng thuốc lao, nhập viện tại khoa Lao hô hấp bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Loại trừ bệnh nhân sốc phản vệ, dị ứng nặng, hội chứng SJS, Lyell, DRESS; có tình trạng co thắt đường thở không kiểm soát (FEV1 < 70%). 81 bệnh nhân được làm test kích thích để nhận dạng thuốc gây dị ứng, trong đó 52 bệnh nhân với tổng cộng 63 lần được giảm mẫn cảm theo phác đồ. 41 bệnh nhân (78,5%) thực hiện giảm mẫn cảm 1 thuốc, 11 bệnh nhân (21,5%) giảm mẫn cảm 2 thuốc. Tỉ lệ giảm mẫn cảm thành công lần lượt từ cao tới thấp EMB 87,5% (14/16 lần); INH 80% (8/10 lần); PZA 75% (12/16 lần); RIF 70,6% (12/17 lần). Tỉ lệ giảm mẫn cảm thành công chung cho tất cả các thuốc 79,4%. Thuốc kháng histamin được sử dụng 36 lần (57,1%), corticoid + kháng histamin được sử dụng 9 lần (14,3%). 18 bệnh nhân (28,3%) không sử dụng kèm thuốc chống dị ứng khi giảm mẫn cảm. 39 bệnh nhân (75%) giảm mẫn cảm thành công, sử dụng được đủ phác đồ điều trị và 13 bệnh nhân (25%) thay thế phác đồ điều trị. Tóm lại, giảm mẫn cảm thuốc lao theo phác đồ có tỉ lệ thành công cao.

Abstract

Our research is to evaluate the outcomes of the desensitization therapy in the treatment of first-line anti-tuberculosis drugs hypersensitivity. This was a cross-sectional study of 81 pulmonary tuberculosis patients with signs and symptoms of hypersensitivity reactions, hospitalized and treated at the Department of Respiratory Tuberculosis of the National Lung Hospital from August 2018 to June 2019. Excluded from the study were patients with anaphylaxis, severe allergy, SJS, Lyell syndrome, DRESS and uncontrolled obstructive airway (FEV1 < 70%). Drug provocation test was performed to determine the culprit, which were desensitized with rapid and graded challenge protocols. 41 patients (78.5%) were performed desensitization with only one drug, 11 patients (21.5%) were performed desensitization with 2 drugs. The rate of successful desensitization from high to low respectively EMB 87.5% (14/16); INH 80% (8/10); PZA 75% (12/16); RIF 70.6% (12/17). The overall rate of successful desensitization for all drugs was 79.4%. Antihistamines were used in 36 turns (57.1%), corticosteroids associated with antihistamines were used in 9 turns (14.3%). 39 patients (75%) were successfully desensitized. In conclusion, desensitization therapy to multiple antituberculosis medications for delayed drug hypersensitivity was safe and successful.