Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả
Phạm Văn Thương; Đào Thị Ngọc Anh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
189-193
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật hạ đại tràng qua ngả hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, so sánh kết quả trước và sau mổ của tất cả bệnh nhân được chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật qua đường hậu môn một thì đơn thuần tại bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn từ tháng 11/2021 đến hết tháng 6/2023. Kết quả: Trong khoảng thời gian nghiên cứu, có 42 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị phình đại tràng bẩm sinh qua đường hậu môn một thì đơn thuần. Tuổi trung bình của trẻ tại thời điểm phẫu thuật là 3,6 ± 4,3 tháng tuổi, tất cả các bệnh nhân đều vô hạch đoạn thấp (trực tràng và 1/3 dưới đại tràng xích ma), thời gian phẫu thuật trung bình là 53,3 ± 18,9 phút, thời gian nằm viện sau mổ 5,71 ± 1,49 ngày, thời gian theo dõi trung bình sau mổ là 10,9 ± 3,1 tháng, tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, đánh giá chức năng đại tiện: tốt và rất tốt chiếm 95,2%, trung bình chiếm 4,8%, không bệnh nhân nào có chức năng đại tiện kém. Kết luận: Phẫu thuật hạ đại tràng qua đường hậu môn điều trị phình đại tràng bẩm sinh là phương pháp an toàn, hiệu quả, có kết quả khả quan, đặc biệt với những bệnh nhân vô hạch đoạn thấp.

Abstract

To evaluate the outcomes of one stage transanal endorectal pull-through (TEPT),the treatment of Hirschsprung’s disease in National Children's Hospital. Methods: 42 patients underwent TEPT for Hirschsprung’s disease between November 2021 and June 2023 in National Children's Hospital. Prospective and restrospective research. Results: 42 patients during 11/2021 to 6/2023. Mean age: là 3,6 ± 4,3 months, all patients had short aganglionics. Average operating time: 53,3 ± 18,9 minutes, average hospital stay time: 5,71 ± 1,49 days, mean followup time postoperation was 10,9 ± 3,1 months. Bowel function at the end of the study: good and very good were 95,2%, no patient had poor bowel function. Conclusion: One stage transanal endorectal pull-through for Hirschsprung’s disease is safe with good functional defecation assement.