
Vỡ phình xoang Valsalva là một trong những biến chứng của bệnh lí phình xoang Valsalva và tương đối hiếm gặp. Phẫu thuật đóng vỡ phình xoang Valsalva nếu được thực hiện kịp thời cho kết quả sớm và tiên lượng lâu dài tốt. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật vỡ phình xoang Valsalva tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật vỡ phình xoang Valsalva tại Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2023. Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh. Kết quả: Tổng số gồm 40 bệnh nhân với tuổi trung bình là 39,9 ±13,4; nam giới chiếm 47,5%. Vỡ phình xoang Valsalva do bẩm sinh là 92,5%; mắc phải là 7,5%. Khởi phát triệu chứng cấp tính chiếm 45%, khởi phát từ từ chiếm 50%. Chỉ có 5% bệnh nhân không có triệu chứng. Nguồn gốc: xoang vành phải (90%), xoang không vành (10%). Vị trí vỡ vào: thất phải (80%), nhĩ phải (17,5%), thất trái (2,5%). Thông liên thất kèm theo chiếm 57,5% (phần phễu 50%, quanh màng 7,5%). Thương tổn van động mạch chủ kèm theo chiếm 50%. Kỹ thuật khâu đóng trực tiếp chiếm 5%, sử dụng miếng vá màng ngoài tim chiếm 70%, miếng vá nhân tạo chiếm 25%. Tỉ lệ tử vong sớm 0%, shunt tồn lưu 2,5%; nhiễm trùng vết mổ 2,5%, blốc nhĩ thất cấp III phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 5%; hở van động mạch chủ nhẹ - vừa sau mổ 5%. Thời gian theo dõi 38/40 bệnh nhân sau khi ra viện, trung bình: 22,5 tháng, tử vong xa có 1 trường hợp chiếm 2,6%, không có trường hợp tái phát. Kết luận: Phẫu thuật điều trị vỡ phình xoang Valsalva là một phương pháp an toàn, hiệu quả.
Valsalva sinus aneurysm rupture is one of the complications of Valsalva sinus aneurysm and is relatively rare. Surgical closure of Valsalva sinus aneurysm rupture has good result and also good long-term prognosis. Objectives: Evaluate the results of surgical closure of Valsalva sinus aneurysm at Bach Mai Hospital. Subjects and methods: All patients undergoing Valsalva sinus aneurysm surgery at the Cardiovascular Surgery Unit, at Bach Mai Hospital from January 2015 to December 2023. The descriptive study: case series. Results: A total of 40 patients underwent Valsalva sinus aneurysm surgery with an average age of 39.9 ± 13.4; males accounted for 47.5%. The incidence of congenital cause was 92.5%; and acquired was 7.5%. Acute onset clinical symptoms were 45%, and gradual onset was 50%. Only 5% of asymptomatic patients. Origin of sinus from right coronary sinus (90%), non-coronary sinus (10%). Rupture site: right ventricle (80%), right atrium (17.5%), left ventricle (2.5%). Concomitant ventrical septal defect accounts for 57.5% (outlet 50%, perimembrance 7.5%). Concomitant aortic valve was 50%. Direct closure technique accounts for 5%, using patch accounts for 95%. Early mortality was 0%, residual shunt 2,5%; surgical site infection 2.5%, third-degree atrioventricular block requiring permanent pacemaker 5%; mild to moderate postoperative aortic regurgitation 5%. Follow-up was on 38 patients with average of duration of 25,5 months. Long-term mortality rate 2.6%, no recurrence. Conclusion: Surgical treatment of ruptured sinus of Valsalva aneurysm is a safe and effective.
- Đăng nhập để gửi ý kiến