Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát cung vòm bàn chân của sinh viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát cung vòm bàn chân của sinh viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm 2020
Tác giả
Trần Thị Diệp; Huỳnh Văn Phát
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
184-188
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định và phân loại cung vòm bàn chân của sinh viên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và tỉ lệ cung vòm bàn chân giữa nam và nữ theo các phương pháp đo cung vòm bàn chân. Cung vòm bàn chân có tác động hay không lên sự thay đổi với những yếu tố như: chân thuận, BMI và tuổi? Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 179 đối tượng tham gia (95 nam, 84 nữ) đang theo học tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ 09/2020 đến 11/2020. Các thông tin về chỉ số nhân trắc học được thu thập bằng cách đo lường trực tiếp. Các phương pháp đo như độ lệch gót (Rearfoot Ankle), góc vòm dọc (The Longtiudinal Arch Angle) và chiều cao cung vòm (Arch Height Index). Kết quả: Tỷ lệ độ lệch gót (RFA) ở chân trái (75,98%) cao hơn so với chân phải, đối với góc vòm dọc (LAA) cung vòm cao chiếm (32,40%) hiện tại cung vòm bàn chân cao tăng dần ngược lại với cung vòm thấp chiếm (1,68%) ít hơn các nghiên cứu trước đó. Mối liên hệ giữa AHI và BMI có sự tương nghịch với nhau nếu như AHI tăng thì BMI sẽ giảm (p<0,05) với khoảng tin cậy 95% (từ -0,475 – (-0,044)). AHI liên quan đến giới tính khi AHI càng cao thì tỉ lệ có cung vòm bàn chân cao ở nữ sẽ cao hơn so với nam giới (p<0,05) với khoảng tin cậy 95% (từ 0,033 – 0,55). Mô hình ANOVA xác định được chiều cao cung vòm (AHI) với các nhóm khác nhau như giới tính, tuổi, BMI, chân thuận. Kết quả cho thấy rằng có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về chiều cao vòm (AHI) với BMI và giới tính. Kết luận: Nghiên cứu về cung vòm bàn chân thực hiện trên sinh viên lứa tuổi từ 18 – 25 tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ cung cấp các giá trị về mặt lâm sàng với những đối tượng có cung vòm bàn chân có nguy cơ ảnh hưởng đến trục cơ học chi dưới và cung vòm cao có nguy cơ ảnh hưởng đến các chấn thương vùng mắt cá chân được nêu ra trong nghiên cứu này.

Abstract

Determining and classifying foot arches of students of physiotherapy department at Hong Bang International University. The ratio of foot arches between men and women according to measurement methods. The arch of the foot has an impact on factors such as: dominant foot, BMI. Methods:. A cross sectional study was conducted in 179 object of study of physiotherapy department at Hong Bang International University from September 2020 to November 2020. Anthropometric index information is collected by direct measurement. Measurement methods such as: Rearfoot Ankle (RFA), The Longtiudinal Arch Angle (LAA), Arch Height Index (AHI). T-test and ANOVA used to compare arch length on foot features and compare proportions. Results: The rate Rearfoot Ankle (RFA) on the left foot (75,98%) is quite high compared to right foot, The Longtiudinal Arch Angle (LAA) arch height occupies (32,40%) high foot is now increasing in contrast to low arch account (1,68%) less than previous studies. The relationship between AHI and BMI is inversely related, if AHI increase BMI will decrease (p<0,05) with 95% confidence interval (from -0,475 – (-0,044)). AHI is related to sex, the higher the AHI rate of high arches in women than in men (p<0,05) with 95% (from 0,033 – 0,55). ANOVA determined the direction of AHI arch withdrawal with other groups such as age, sex, BMI and dominant leg. The results show that there is a statistically significant relationship (p<0,05) in arch height (AHI) with BMI and AHI with gender. Conclusions: This is one of the few studies on arch of the foot conducted on studients between the ages of 18 to 25 in Vietnam. That provides some useful clinical basis for subjects with arch arches at risk of affecting the lower extremity mechanical axis and arches at risk of influencing ankle injuries.