
Xác định tỉ lệ bệnh nhân được điều trị các thuốc nền tảng theo khuyến cáo của Hội tim Châu Âu 2021 ở các mức phân suất tống máu khác nhau. Đối tượng: Những bệnh nhân suy tim được chẩn đoán tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 342 bệnh nhân suy tim có độ tuổi trung vị là 65 (54-72), tỉ lệ Nam giới ưu thế (55,0%). Tỉ lệ phân nhóm bệnh nhân suy tim EF giảm, EF giảm nhẹ và EF bảo tồn lần lượt là 70,8%, 13,2% và 16,1%. Bệnh đi kèm thường gặp nhất là bệnh mạch vành (79,8%), tăng huyết áp (46,2%) và đái tháo đường típ 2 (32,2%). Bệnh mạch vành ưu thế ở nhóm suy tim EF giảm và rung nhĩ ưu thế ở nhóm suy tim EF bảo tồn (p<0,05). Trong phân nhóm suy tim EF giảm, tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng thuốc ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAAS), kháng Aldosterone (MRA), chẹn bêta và SGLT2i lần lượt là 83,9%, 74,8%, 52,1% và 37,6%. Trong đó có 19,8% bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 nhóm thuốc nền tảng và 93,8% bệnh nhân được sử dụng ít nhất 1 trong 4 nhóm thuốc nền tảng. Tỉ lệ sử dụng ARNI (38,8%) trong suy tim EF giảm là cao hơn ACEI và ARBs. Trong phân nhóm suy tim EF giảm nhẹ, nhóm thuốc ức chế hệ RAAS được sử dụng nhiều nhất (82,2%), nhóm SGLT2i được dùng thấp nhất (20,0%). Trong phân nhóm suy tim EF bảo tồn, nhóm thuốc ức chế hệ RAAS và MRA được dùng nhiều nhất (54,6%), nhóm SGLT2i được sử dụng thấp nhất (10,9%). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 thuốc nền tảng còn thấp. Nhóm thuốc ức chế hệ RAAS được sử dụng nhiều nhất ở các phân nhóm suy tim, trong khi tỉ lệ sử dụng SGLT2i còn thấp ở các phân nhóm.
To identify the proportion of patient treated with heart failure treatment drug classes according to the European Society of Cardiology’s 2021 guideline on different levels of ejection fraction. Subjects: Patients diagnosed with heart failure at the Department of Cardiology, Cho Ray Hospital from January 2022 to December 2022. Study design: Cross-sectional retrospective study description. Results: The study observed 342 heart failure patients with a median age of 65 (range 54-72), with a male predominance (55.0%). The distribution of heart failure patients into reduced ejection fraction (EF), mildly reduced EF, and preserved EF was 70.8%, 13.2%, and 16.1%, respectively. The most common comorbidities were coronary artery disease (79.8%), hypertension (46.2%), and type 2 diabetes mellitus (32.2%). Coronary artery disease was predominant in the heart failure with reduced EF group, while atrial fibrillation was prevalent in the heart failure with preserved EF group (p<0.05). In the heart failure with reduced EF subgroup, the proportion of patients treated with Renin–Angiotensin–Aldosterone System (RAAS) inhibitors, mineralocorticoid receptor antagonists (MRA), beta-blockers, and sodium-glucose co-transporter 2 inhibitors (SGLT2i) was 83.9%, 74.8%, 52.1%, and 37.6%, respectively. Notably, only 19.8% of patients were using all four main drug classes, while 93.8% were using at least one of the four main drugs. The usage of angiotensin receptor neprilysin inhibitor (ARNI) (38.8%) was higher in heart failure with reduced EF compared to angiotensin-converting enzyme inhibitors (ACEI) and angiotensin receptor blockers (ARBs). In the heart failure with mildly reduced EF subgroup, RAAS inhibitors were most frequently used (82.2%), with SGLT2i being the least utilized (20.0%). In the heart failure with preserved EF subgroup, RAAS inhibitors and MRA were the most commonly used (54.6%), while SGLT2i had the lowest usage (10.9%). Conclusion: The proportion of heart failure patients with reduced ejection fraction using all four main drug classes is still low. The class of drugs inhibiting the Renin-Angiotensin-Aldosterone System (RAAS) is most commonly used across the heart failure subgroups, while the usage rate of sodium-glucose co-transporter 2 inhibitors (SGLT2i) remains low in these subgroups.
- Đăng nhập để gửi ý kiến