
Khảo sát tác dụng thay đổi biên độ vận động cột sống thắt lưng của động tác Dang chân ra xa nghiêng mình của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trên người khỏe mạnh là sinh viên khoa Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp theo dõi trước sau không nhóm chứng. Nghiên cứu thực hiện trên 72 sinh viên khỏe mạnh khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 02/2024 đến tháng 5/2024. Tình nguyện viên được chọn dựa trên khảo sát mức độ cường độ hoạt động thể lực bằng bảng đánh giá GPAQ, đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm có cường độ hoạt động thể lực không đạt mức khuyến cáo của WHO, tức là <600 METs-phút/tuần. Gồm hai nhóm là nhóm 1 có hoạt động thể lực tĩnh tại; nhóm 2 có hoạt động thể lực nhẹ; tập động tác trong 28 ngày, mỗi ngày tập một lần với 15 hơi thở 4 thời dương, mỗi hơi thở dao động trái - phải 2 lần. Các chỉ số biên độ vận động cột sống thắt lưng qua khoảng cách ngón tay mặt đất khi nghiêng bên, biên độ xoay được ghi nhận trước khi tập ngày 1 (D0) và ngay sau khi tập ngày 1 (D1), ngày 14 (D14), ngày 28 (D28). Kết quả: Độ nghiêng bên trái - phải cột sống thắt lưng của 2 nhóm, sau khi tập động tác, đo tại cái thời điểm D1, D14, D28 đều tăng rõ rệt (P<0,05). Sau 28 ngày so với trước tập, nhóm 1 với độ tăng độ nghiêng trái có trung vị là 4,50 cm, nghiêng phải là 4,50 cm (P<0,05); ở nhóm 2 với độ tăng độ nghiêng trái có trung vị là 5,70 cm; nghiêng phải là 5,10 cm (P<0,05). Biên độ xoay trái - phải cột sống thắt lưng của 2 nhóm, sau khi tập động tác, đo tại thời điểm D1 tăng không đáng kể, tại các thời điểm D14, D28 đều tăng rõ rệt (P<0,05). Sau 28 ngày so với trước tập, ở nhóm 1 với độ tăng độ xoay trái có trung vị là 2,50 cm, xoay phải là 2,25 cm (P<0,05); ở nhóm 2, độ tăng độ xoay trái có trung vị là 2,00 cm; xoay phải là 2,00 cm (P<0,05). Khi so sánh độ chênh lệch độ nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay phải qua mỗi lần đo của nhóm 1 và nhóm 2 cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (P>0,05). Kết luận: Tập động tác Dang chân ra xa nghiêng mình theo phương pháp Dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng giúp cải thiện rõ rệt biên độ vận động nghiêng bên trái - phải và xoay trái - phải cột sống thắt lưng sau 28 ngày tập luyện, nhưng sự thay đổi biên độ vận động cột sống thắt lưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu.
Survey the change in the range of motion after practicing the wide-legged and side-bending exercise based on Nguyen Van Huong's nourishing method on traditional medicine students at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Subjects and methods: A pre-post intervention study without a control group, was conducted on 72 healthy traditional medicine students from the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, from February 2024 to May 2024. Participants were selected based on their level of physical activity intensity assessed using the GPAQ, with inclusion criteria targeting those not meeting the WHO recommended physical activity level (<600 METs-min/week). The participants were divided into 2 groups: Group 1, inactive; and group 2, mild physical activity. All participants performed the exercise for 28 days, once daily with 15 breaths and 4 phases of 4-second inhale-exhale cycles, each breath alternating left-right twice. Measurements were recorded before day 1 (D0) and after 1 day (D1), after 14 days (D14), and after 28 days (D28), then conduct a survey and compare the values in each exercise group and between two groups. Results: The lateral flexion range of the lumbar spine in both groups significantly increased at D1, D14, and D28 (P<0.05) following practicing exercise. After 28 days compared to baseline, group 1 showed a median increase in left flexion of 4.50 cm and right flexion of 4.50 cm; group 2 showed a median increase in left flexion of 5.70 cm and right flexion of 5.10 cm. The rotation range of the lumbar spine in both groups showed non-significant increases at D1, but significantly increased at D14 and D28 (P<0.05). After 28 days compared to baseline, group 1 had a median increase in left rotation of 2.50 cm and right rotation of 2.25 cm; group 2 had a median increase in left rotation of 2.00 cm and right rotation of 2.00 cm. Comparison of differences in left-right lateral flexion and left-right rotation between the two groups at each measurement time point showed no statistically significant difference (P>0.05). Conclusion: Practicing the wide-legged and side-bending exercise by Nguyen Van Huong increases the range of motion of lumbar spine lateral flexion and rotation after 28 days of practice. However, no significant differences were observed between the two study groups regarding these motion ranges.
- Đăng nhập để gửi ý kiến