Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E năm 2020-2022

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đồng mắc tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E năm 2020-2022
Tác giả
Vũ Ngọc Ánh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
83-92
ISSN
2615-9309
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) và điều chỉnh rối loạn đường huyết; bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc trong phác đồ điều trị bệnh nhân (BN) mắc đồng thời THA và đái tháo đường (ĐTĐ) type 2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 179 bệnh án BN mắc đồng thời THA và ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện E từ tháng 04/2020 – 12/2022. Thông tin thu thập từ hồ sơ bệnh án được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0 Kết quả: các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng chủ yếu là metformin (74,9%) và insulin (69,3%). Tỷ lệ dùng phác đồ đa trị liệu ĐTĐ (64,8%) nhiều hơn đơn trị, trong đó loại phác đồ 2 nhóm thuốc insulin và biguanid (metformin) là phổ biến (32,4%). Các nhóm thuốc điều trị THA chủ yếu được sử dụng là ức chế men chuyển và chẹn kênh Calci (72,6% và 57,5%), 60,3% BN điều trị theo phác đồ đa trị trong đó phác đồ phối hợp 2 nhóm thuốc chẹn kênh Calci và ức chế men chuyển là phổ biến (26,3%). Giữa các thuốc điều trị ĐTĐ và THA không có tương tác nào có ý nghĩa lâm sàng. Tỷ lệ BN đạt huyết áp mục tiêu ra viện là 83,8%. Tỷ lệ BN đạt đường huyết mục tiêu ra viện là 40,9%. Kết luận: phác đồ thuốc đa trị được sử dụng nhiều hơn đơn trị trong việc điều trị THA và ĐTĐ. Hầu hết BN đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện, tuy nhiên số BN đạt đường huyết mục tiêu khi ra viện còn khá hạn chế. Không tìm thấy tương tác thuốc nào giữa nhóm thuốc điều trị THA và điều chỉnh rối loạn đường huyết có ý nghĩa lâm sàng

Abstract

The study aims to describe the situation of using antihypertensive and hypoglycemic drugs, and the initial evaluation of the effectiveness of medications used in treating patients with concomitant hypertension and type 2 diabetes. Methods: A cross-sectional, retrospective study was performed on 179 medical records of patients with hypertension and type 2 diabetes, who were examined and treated at the Internal Medicine Department - E Hospital from April 2020 to December 2022. Information collected from medical records was processed using SPSS 26.0 statistical software. Result: Metformin (74.9%) and insulin (69.3%) were the main groups of hypoglycemic drugs. The rate of using a multi-drug regimen for diabetes (64.8%) was higher than that of monotherapy, in which the two-drug regimen of insulin and biguanide (metformin) was common (32.4%). The main groups of antihypertensive drugs used were ACE inhibitors and Ca channel blockers (72.6% and 57.5%, respectively). 60.3% of patients were treated according to a multi-drug regimen in which combination regimens of 2 groups of Ca channel blockers and ACE inhibitors were common (26.3%). There were no clinically significant interactions between antidiabetic and antihypertensive drugs. The rate of patients who reached the target blood pressure was 83.8%. The rate of patients achieving target blood glucose levels when discharged from the hospital was 40.9%. Conclusion: A multi-drug regimen was used more than monotherapy in the treatment of hypertension and diabetes. Most patients reached target blood pressure on discharge, however the number of patients achieving target blood glucose was quite limited. No drug interactions were found between drugs used to lower blood pressure and hypoglycemic drugs.