Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh tiểu học tại An Giang và Thừa Thiên Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh tiểu học tại An Giang và Thừa Thiên Huế
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hằng; Nguyễn Quang Dũng; Phạm Thị Thu Ba; Bùi Thị Nhung; Nguyễn Thanh Đề
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
158-163
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh tiểu học. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1.116 học sinh tại 4 trường tiểu học của tỉnh An Giang và Thừa Thiên Huế. Sử dụng bảng hỏi để đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng. Tỷ lệ học sinh hiểu biết tốt và khá về bữa ăn hợp lý là 40,8% và thực phẩm lành mạnh là 39,9%. Tỷ lệ học sinh đồng ý với nhận định bữa ăn cân bằng, đầy đủ, đa dạng có lợi cho sức khỏe là 84,5%. Có 9% học sinh ăn thức ăn nhanh >= 4 lần/tuần. Khả năng ăn thức ăn nhanh < 4 lần/tuần ở nhóm có hiểu biết tốt và khá về bữa ăn hợp lý gấp 3,43 lần so với nhóm hiểu biết kém (OR = 3,43; 95%CI: 2,06 – 5,73, p = 0,001). Tỷ lệ học sinh hiểu biết về bữa ăn hợp lý và thực phẩm lành mạnh còn hạn chế. Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng hợp lý của học sinh. Cần cải thiện kiến thức và nâng cao thực hành về dinh dưỡng hợp lý cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường học.

Abstract

The study aims to describe knowledge, attitudes and practices on proper nutrition among primary school children. A cross-sectional study was conducted on 1,116 pupils in 4 primary schools in An Giang and Thua Thien Hue provinces. Self-administered questionnaires were applied to measure the students’ knowledge, attitudes and practices on nutrition. Results show that pupils with good and average knowledge on proper meal and healthy food were 40.8% and 39.9%, respectively. The prevalence of subjects agreeing with the statement that a balanced, adequate and varied meal is beneficial to health was 84.5%. Pupils who had fast-food equal or more than 4 times per week were 9% of the sample. Pupils with good and average knowledge on proper meal were 3.43 times more likely to have fast-food less than 4 times per week than those with poor knowledge (OR=3.43, 95% CI= 2.06 – 5.73, p=.0001). Pupils’ knowledge on proper meal and healthy food is still limited. There is a relationship between students’ practices and their knowledge and attitudes on proper nutrition. It is necessary to improve the knowledge and practice of proper nutrition for pupil through extracurricular activities at school.