Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Liên quan giữa nồng độ magiê huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Liên quan giữa nồng độ magiê huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Tác giả
Nguyễn Văn Tuấn; Quách Xuân Hinh; Lê Hữu Song
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
02
Trang bắt đầu
15-22
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Xác định nồng độ magiê (Mg) huyết tương và đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Mg huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 125 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2021. Nồng độ Mg huyết tương được đo tại thời điểm vào viện (Mg1) và tại thời điểm ngày 3 (Mg3) sau vào viện, theo dõi sống sót và tử vong 30 ngày. Kết quả: Tỷ lệ thiếu Mg1 là 48,8%. Nồng độ Mg1 và Mg3 tương ứng là 0,70 (0,6-0,81) và 0,75 (0,65-0,85)mmol/L, p=0,001. Điểm SOFA ở nhóm thiếu Mg1 cao hơn nhóm không thiếu (8,48 ± 4,06 điểm và 6,8 ± 3,92 điểm, p<0,05). Nồng độ Mg1 ở nhóm sốc thấp hơn nhóm không sốc (0,65 (0,57-0,73) mmol/L và 0,75 (0,67- 0,87) mmol/L, p<0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ Mg1 giữa nhóm thở máy và nhóm không thở máy, giữa nhóm suy thận và không suy thận, giữa nhóm suy gan và không suy gan, giữa nhóm tử vong 30 ngày và nhóm sống. Kết luận: Thiếu Mg1 hay gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ Mg1 thấp hơn Mg3. Nhóm thiếu Mg1 có điểm SOFA cao hơn nhóm không thiếu. Nhóm sốc nhiễm khuẩn có nồng độ Mg1 thấp hơn nhóm không sốc. Không có sự khác biệt nồng độ Mg1 giữa nhóm tử vong và nhóm sống 30 ngày.

Abstract

To determine plasma magnesium (Mg) level and to evaluate the association between plasma Mg level and outcomes of patients with sepsis. Subject and method: A prospective descriptive study was conducted on 125 patients with sepsis treated at 108 Military Central Hospital from November 2019 to February 2021. Plasma Mg levels were measured at admission (Mg1) and on day 3 after admission (Mg3), 30-day follow-up of survival and mortality. Result: In 125 patients with sepsis, the rate of Mg1 deficiency was 48.8%. The plasma Mg1 and Mg3 levels were 0.70 (0.6-0.81) mmol/L vs 0.75 (0.65- 0.85) mmol/L respectively, p=0.001. SOFA score in the Mg1 deficient group was higher than in the nondeficient group (8.48 ± 4.06 vs 6.8 ± 3.92, p<0.05). Mg1 level in the shock group was lower than in the non-shock group (0.65 (0.57-0.73) mmol/L vs 0.75 (0.67-0.87) mmol/L, p<0.001). There was no statistically significant difference in plasma Mg1 levels between the mechanical ventilation and non-ventilation groups, between the renal and non-renal failure groups, between the liver failure and non-liver failure groups, and between the 30-day mortality and survival groups. Conclusion: Mg1 deficiency was common in patients with sepsis. The plasma Mg1 level was lower than the plasma Mg3 level. The Mg1-deficient group had higher SOFA scores than the non-deficient group. The septic shock group had a lower Mg1 level than the non-shock group. There was no statistically significant difference in plasma Mg1 levels between the 30-day mortality and survival groups.