Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh, mật độ xương và một số yếu tố nguy cơ loãng xương sau mãn kinh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh, mật độ xương và một số yếu tố nguy cơ loãng xương sau mãn kinh
Tác giả
Hoàng Văn Dũng; Nguyễn Chí Thanh; Lê Thị Diệu Hiền; Nguyễn Bá Ngọc Sơn
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
379-383
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh, mật độ xương và yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 156 phụ nữ đã mãn kinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 09 năm 2024. Kết quả: Mối liên quan thiếu hụt vitamin D với một số yếu tố thời gian mãn kinh > 10 năm (OR=3,8); tuổi cao > 60 tuổi (OR=3,1); BMI cao (OR=2,1); số lần sinh con ≥ 3 lần (OR=2,6) (p<,0,05). Mối liên quan tỷ lệ loãng xương với thời gian mãn kinh > 10 năm (OR=3,1), tuổi cao (OR=2,4) (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ sau mãn kinh là cao (85,3%), với tỷ lệ loãng xương cũng đáng kể (44,2%). Các yếu tố nguy cơ bao gồm thời gian mãn kinh trên 10 năm, tuổi từ 60 trở lên, chỉ số BMI cao, số lần sinh con từ 3 lần trở lên. Có mối liên quan đáng kể với nguy cơ thiếu hụt vitamin D và loãng xương.

Abstract

To assess the association between serum Vitamin D levels, bone density, and risk factors for osteoporosis in postmenopausal women. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 156 postmenopausal women who visited Hai Phong International General Hospital for examination and treatment between December 2023 and September 2024. Results: Vitamin D deficiency was significantly associated with factors such as menopause duration >10 years (OR=3.8), advanced age (OR=3.1), high BMI (OR=2.1), and having given birth ≥3 times (OR=2.6) (p<0.05). Osteoporosis was associated with menopause duration >10 years (OR=3.1) and advanced age (OR=2.4) (p<0.05). Conclusion: The study revealed a high prevalence of vitamin D deficiency (85.3%) and a significant rate of osteoporosis (44.2%) among postmenopausal women. Risk factors such as menopause duration over 10 years, age ≥ 60, high BMI, and giving birth three or more times were significantly associated with the risk of both vitamin D deficiency and osteoporosis.