
Suy sinh dục chức năng, với đặc trưng là suy giảm nồng độ testosterone và các triệu chứng lâm sàng tương ứng, có liên quan đến tuổi và các rối loạn chuyển hóa đặc biệt là chuyển hóa mỡ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 1.104 nam giới đến khám và tư vấn tại Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để đánh giá liên quan giữa suy sinh dục chức năng với các BMI và rối loạn mỡ máu trên những đối tượng này. Tỷ lệ suy giảm testosterone là 24,5% (271/1104). Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 30,04 ± 6,05; BMI trung bình là 23,39 ± 2,84 kg/m2 và 54,98% đối tượng thừa cân béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2). Tuổi, BMI và nồng độ triglyceride tương quan nghịch chiều với nồng độ testosteron (p < 0,001). Nhóm nam giới có độ tuổi trên 35 có nguy cơ suy giảm testosterone cao hơn gấp 3,43 lần những đối tượng nghiên cứu trẻ tuổi (pOR = 3,43; p < 0,001) và nhóm nam giới béo phì có nguy cơ suy sinh dục cao hơn 3,5 lần so với nhóm nam giới có cân nặng bình thường (pOR = 3,5; p < 0,001). Tóm lại, tuổi và tình trạng thừa cân béo phì là những yếu tố nguy cơ của suy giảm testosterone. Trong thực hành, bác sĩ lâm sàng cần khám sàng lọc suy sinh dục trên nam giới thừa cân béo phì, đặc biệt trên những người lớn tuổi.
Functional hypogonadism, characterized by low testosterone levels and corresponding clinical symptoms, is associated with age and metabolic disorders, especially lipid disorders. We studied 1104 males treated at the Department of Andrology and Sexual Medicine - Hanoi Medical University Hospital to evaluate the association between functional hypogonadism and BMI and lipid disorder. The prevalence of testosterone deficiency was 24.5% (271/1104). The mean age of the subjects was 30.04 ± 6.05 years old and the mean BMI was 23.39 ± 2.84 kg/m2; 54.98% were overweight or obese (BMI ≥ 23 kg/m2). Age, BMI and triglyceride levels were negatively correlated with testosterone levels (p < 0.001). Males over 35 years old had a 3.43-time higher risk of testosterone deficiency than the younger males (pOR = 3.43; p < 0.001) and obese males had a 3.5 times higher risk of hypogonadism than normal weight males (pOR = 3.5; p < 0.001). In summary, age and obesity are risk factors for testosterone deficiency. In practice, clinicians should screen for hypogonadism in overweight and obese men, especially in the elderly group.
- Đăng nhập để gửi ý kiến