Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt
Tác giả
Nguyễn Văn Tuận; Triệu Thị Tạo
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
160-164
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nhược cơ thể mắt là rối loạn thần kinh cơ, thường khởi đầu của nhược cơ toàn thân. Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sang ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 43 bệnh nhân nhược cơ thể mắt được điều trị tại Trung tâm Thần kinh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Nữ chiếm 65,1%, nam giới 34,9%, tuổi trung bình 44,7 ± 14,3. Test neostigmin dương tính 88,4%. Test kích thích thần kinh liên tiếp (KTTKLT) dương tính với thể mắt đơn thuần là 30,8%, nhóm lan toàn thân 80%. Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRAb) dương tính đối với nhược cơ thể mắt là 76,9%, với thể lan toàn thân 93,3%. Có mối tương quan giữa thời gian mắc bệnh, vị trí sụp mi với thể bệnh nhược cơ (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 15,7 (1,8-136,6) và 7,4 (1,7-31,5%). Có mối tương quan giữa kết quả test KTTKLT, xét nghiệm AChR Ab với mức độ nặng của nhược cơ theo phân loại của Osserman (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 9,0 (2,1 - 39,5) và4,2(1,2 - 28,9). Kết luận: Nhược cơ thể mắt có xét nghiệm chẩn đoán xác định dương tính còn thấp, vì vậy cần phải phân biệt với các bệnh khác.

Abstract

Ocular Myasthenia Gravis is a neuromuscular disorder that is often the beginning of generalized myasthenia gravis. Objectives: To analyze the correlation between the clinical and subclinical characteristics in patients with ocular myasthenia gravis. Subjects and methods: We studied 43 patients with ocular myasthenia gravis treated at Bach Mai Hospital's Neurological Center. Results: Females accounted for 65.1%, males 34.9%, and the mean age was 44.7 ± 14.3. Test neostigmine was positive at 88.4%. The repetitive nerve stimulation test (KTTKLT) was positive for the eye myasthenia gravis at 30.8%, for the generalized myasthenia gravis group at 80%. Anti-acetylcholine receptor (AChR Ab) antibody test was positive for ocular myasthenia gravis at 76.9%, with the generalized myasthenia gravis at 93.3%. There was a correlation between disease duration, ptosis location, and the type of myasthenia gravis (p<0.05), respectively OR (95%CI) was 15.7 (1.8-136.6) and 7,4 (1.7-31.5%). There is a correlation between KTTKLT, the AChR Ab test, and the severity of myasthenia gravis according to Osserman's classification (p<0.05), the corresponding OR (95%CI) is 9.0 (2.1 - 39.5) and 4.2 (1.2 - 28.9). Conclusion: The ophthalmic myasthenia gravis with a positive diagnostic test is still low, so it is necessary to distinguish it from other diseases.