Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết và đánh giá kết quả của dẫn lưu trong tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết và đánh giá kết quả của dẫn lưu trong tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
Tác giả
Nguyễn Hữu Toàn; Đàm Văn Cương
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
37
Trang bắt đầu
15-21
ISSN
2345-1210
Tóm tắt

Thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết là một cấp cứu niệu khoa. Giải áp cấp cứu được xem là tiêu chuẩn ở bệnh nhân có sỏi tắc nghẽn gây nhiễm khuẩn huyết. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của dẫn lưu trong bằng thông JJ ở bệnh nhân thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có phân tích hàng loạt trường hợp (31 trường hợp) lâm sàng trên bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được chẩn đoán sỏi niệu quản biến chứng nhiễm khuẩn huyết từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng: 58,4 16,74 tuổi. Tỉ lệ vào viện vì đau hông lưng chiếm 58,1 %, sốt chiếm 41,9 %. Sỏi niệu quản phải chiếm tỉ lệ 61,3%, trái chiếm tỉ lệ 38,7%. Đa số sỏi ở vị trí đoạn chậu. Kích thước sỏi trung bình: 10,29 ± 4,29 mm. Các biểu hiện của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: sốt >38oC (83,9%), tăng bạch cầu máu (90,3%), nhịp tim tăng >90 lần/phút (67,7%), tăng nhịp thở >20 lần/phút (71%). Đa số các trường hợp có bạch cầu trong nước tiểu và phản ứng nitrit (-), xét nghiệm Procalcitonin tăng trung bình và thận ứ nước độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 48,4% và 54,8%. Tỉ lệ thành công của phương pháp dẫn lưu trong bằng thông JJ cao (100%), chưa ghi nhận biến chứng, thời gian thực hiện nhanh (trung bình 33,55 ± 7,97 phút). Kết luận: Cần phải đặt dẫn lưu trong (JJ) sớm ngay khi có chẩn đoán thận ứ mủ do sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn huyết