Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng của hạ natri máu ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng của hạ natri máu ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023
Tác giả
Nguyễn Phan Nguyên Dương; Trần Viết An; Bùi Thế Dũng
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
63
Trang bắt đầu
78 - 84
ISSN
2345-1210
Tóm tắt

Suy tim là một trong những vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu. Tình trạng hạ natri máu có liên quan chặt chẽ với suy tim và là một yếu tố độc lập dự đoán khả năng diễn tiến xấu cho bệnh nhân suy tim trong thời gian nằm viện, đặc biệt ở nhóm có phân suất tống máu giảm. Xác định tỷ lệ, mức độ hạ natri máu, một số yếu tố liên quan và khả năng tiên lượng diễn tiến bệnh nặng của tình trạng natri máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Thiết kế mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tỷ lệ hạ natri máu là 37%; mức độ hạ natri máu nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 60%, 25%, 15%; có sự tương quan giữa nồng độ natri máu và biểu hiện sung huyết, huyết áp tâm thu và phân độ NYHA. Giá trị nồng độ natri máu trong tiên lượng diễn tiến nặng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại điểm cắt 130 mmol/L có độ nhạy 98,8%, độ đặc hiệu 54,2%, giá trị AUC 0,799. Tình trạng hạ natri máu có khả năng tiên lượng biến cố diễn tiến nặng ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm.

Abstract

Heart failure is one of the global health problems. Hyponatremia is strongly associated with heart failure and is an independent predictor of poor prognosis for patients with heart failure during hospitalization, especially in the reduced ejection fraction group. Determine the proportion, the classification, related factors and the ability to predict severe outcomes of hyponatremia in patients with chronic heart failure reduced ejection fraction at Can Tho Central General Hospital 2022-2023. A cross-sectional study was carried out on 108 patients with chronic heart failure reduced ejection fraction at Cardiovascular Center-Can Tho Central General Hospital. The proportion of hyponatremia was 37%; mild, moderate and severe hyponatremia were respectively 60%, 25% and 15%; there was a correlation between blood sodium concentration and symptoms of congestion, systolic blood pressure and NYHA classification. The value of serum sodium concentration in the prognosis of severe outcomes in patients with heart failure reduced ejection fraction at the cut-off point 130 mmol/L had a sensitivity of 98.8%, a specificity of 54.2%, AUC 0.799. Hyponatremia has the potential to predict severe outcomes in patients with heart failure reduced ejection fraction.