Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu triệu chứng không mong muốn ở người bệnh có đặt sonde JJ niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu triệu chứng không mong muốn ở người bệnh có đặt sonde JJ niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Tác giả
Vũ Sơn; Phạm Ngọc Dũng; Đỗ Văn Dương; Phạm Tuấn Đạt
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
CD3
Trang bắt đầu
171-177
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nhận xét một số triệu chứng không mong muốn, và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến triệu chứng không mong muốn ở người bệnh có đặt sonde JJ niệu quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại thời điểm sau rút thông tiểu và trước khi xuất viện. Thời gian từ 5/2020 đến 5/2021, thu thập được 98 bệnh nhân được can thiệp lấy sỏi tiết niệu và đặt sonde JJ niệu quản. Kết quả: Số TH có khoảng thời gian chưa đến 1 giờ đi tiểu 1 lần sau rút thông tiểu là 6,1%, và khi xuất viện là 3,1%. Số TH trong đêm đi tiểu 3 lần sau rút thông tiểu là 8,2%, và khi xuất viện là 2,0%. Số TH luôn luôn nước tiểu có máu khi đi tiểu sau rút thông tiểu là 11,2%, và khi xuất viện không gặp trường hợp nào. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng tới vị trí đầu sonde JJ tại bàng quang (p < 0,05). Vị trí đầu sonde JJ trong bàng quang có ảnh hưởng rõ ràng tới tình trạng nước tiểu có máu khi đi tiểu (p < 0,05). Vị trí đầu sonde JJ trong bàng quang ảnh hưởng không rõ ràng tới khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu vào ban ngày (p > 0,05). Đầu sonde JJ càng ở thấp thì số lần đi tiểu vào ban đêm càng tăng (p < 0,05). Kết luận: Tăng số lần đi tiểu và nước tiểu có máu được cải rõ rệt tại thời điểm sau rút thông tiểu và khi xuất viện. Tuổi càng cao, vị trí đầu sonde JJ tại bàng quang càng xuống thấp. Tỷ lệ đầu sonde JJ tại bàng quang ngang và dưới khớp mu của nữ giới cao hơn nam giới. Đầu sonde JJ trong bàng quang càng cao thì tỷ lệ nước tiểu có máu càng tăng. Đầu sonde JJ tại bàng quang càng ở thấp thì số lần đi tiểu vào ban đêm càng tăng.