Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nguy cơ trầm cảm ở trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối đang được lọc máu thận nhân tạo tại bệnh viện Nhi Đồng 2

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nguy cơ trầm cảm ở trẻ em suy thận mạn giai đoạn cuối đang được lọc máu thận nhân tạo tại bệnh viện Nhi Đồng 2
Tác giả
Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
328-334
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát tỉ lệ trẻ ESRD được lọc máu thận nhân tạo có nguy cơ bị trầm cảm và khảo sát mối liên hệ giữa nguy cơ trầm cảm và các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhi ESRD được lọc máu thận nhân tạo tại đơn vị thận nhân tạo thuộc khoa thận nội tiết - Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca bao gồm 26 bệnh nhi ESRD đang được lọc máu thận nhân tạo. Các bệnh nhi được đánh giá nguy cơ trầm cảm bằng bảng câu hỏi Sức khỏe Tâm thần-9 (PHQ-9). Kết quả: 38,5% bệnh nhi có nguy cơ trầm cảm, có mối liên quan giữa các triệu chứng tiêu hóa và nguy cơ trầm cảm (p = 0,046). Các vấn đề sức khỏe thể chất như suy dinh dưỡng và thiếu máu cũng góp phần ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của các bệnh nhi cũng chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu. Kết luận: Tỉ lệ trẻ ESRD được lọc máu thận nhân tạo có nguy cơ trầm cảm cao. Có mối liên hệ đáng kể giữa các triệu chứng tiêu hóa và nguy cơ trầm cảm.

Abstract

Investigating the incidence of depression risk in children with ESRD undergoing hemodialysis, and examining the relationship between the risk of depression and the epidemiological, clinical, and paraclinical characteristics in pediatric patients with ESRD hemodialysis at Children's Hospital 2, Ho Chi Minh City Methods: ESRD children on hemodialysis (HD, n=26) were enrolled in the study. We used Patient Health Questionnaire-9 (PHQ-9) Score for children. Socio-demographic, clinical and paraclinical factors were assessed. Results: Among ESRD children the prevalence of risk of depression was 38.5%, prevalence of wasting malnutrition was 42.3%, prevalence of stunting malnutrition was 69.2% and prevalence of anemia was 69.2%. This study showed that there was a significant correlation between the group of children with CKD who have digestive symptoms and the risk of depression (p=0.046). Conclusion: there were 38.5% of children in the study at risk of depression (23.1% mild risk and 15.4% moderate risk). Determined that there is a correlation between the level of depression risk with the gastrointestinal symptoms (p = 0.046).