
Xác định tần suất, các loại các vấn đề liên quan đến thuốc (Drug-related problems, DRPs) trong kê đơn thuốc điều trị ung thư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán 1 trong 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam, và được điều trị nội trú tại một bệnh viện chuyên khoa ung bướu có ngày ra viện từ 01/6/2022 đến ngày 15/6/2022. DRPs được xác định bằng cách rà soát các chu kỳ điều trị thuốc ung thư với các phác đồ chuẩn trong y văn, sau đó được phân loại theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 3547/QĐ-BYT ngày 22/7/2021. Kết quả: Tổng số 2236 DRPs được phát hiện trên 791 chu kỳ trong số 1027 chu kỳ điều trị (77,0%). DRPs về liều dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (31,7%). Các DRPs về lựa chọn thuốc chiếm 30,4%, trong đó phần lớn là lựa chọn đường dùng/dạng bào chế không phù hợp (20,1%). Nhóm DRPs về độ dài đợt điều trị và thông tin đơn thuốc không đầy đủ chiếm tỷ lệ tương tự nhau (tương ứng 19,2% và 18,7%). DRPs liên quan đến phác đồ FOLFOX và Oxaliplatin - Capecitabin/UFT chiếm tỷ lệ cao nhất (tương ứng 17,1% và 15,2%); phần lớn DRPs liên quan đến nhóm thuốc hóa trị liệu (91,4%). Kết luận: DRPs xảy ra khá phổ biến trong các chu kỳ điều trị ung thư. Các nghiên cứu tiếp theo cần xác định mức độ ảnh hưởng của DRPs trên lâm sàng và có thể tiến hành các can thiệp phù hợp để giảm thiểu DRPs trên bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị ung thư.
To determine the frequency and types of drug-related problems (DRPs) related to prescribing of anti-cancer drugs. Subject and method: A cross-sectional descriptive study was conducted among inpatients who were diagnosed with 1 of the 5 most common cancers in Vietnam at a specialized oncology hospital and were discharged between June 1st 2022 and June 15th 2022. Clinical pharmacist reviewed the cycles of anti-cancer drug to identify DRPs with standard protocols in the literature, then classified them according to the Ministry of Health guidance at Decision 3547/QĐ-BYT. Results: A total of 2236 DRPs were detected in 791 cycles out of 1027 treatment cycles (77.0%). The most prevalent DRPs were dosing problems (31.7%). Drug selection accounted for 30.4%, most of which were inappropriate route/dosing forms (20.1%). The DRPs related to treatment duration and incomplete prescription information accounted for similar proportions (19.2% and 18.7% respectively). DRPs related to FOLFOX and Oxaliplatin - Capecitabin/UFT protocol accounted for the highest proportions (17.1% and 15.2% respectively); the majority of DRPs were related to chemotherapy drugs (91.4%). Conclusion: DRPs involving anti-cancer drug prescribing and selection were considerably common. Further studies are needed to determine the extent of the clinical impact of DRPs, and appropriate interventions should be carried out to minimize DRPs in patients using cancer drugs.
- Đăng nhập để gửi ý kiến