Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phát hiện đồng nhiễm vi sinh vật ở trẻ viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng bằng Real-Time PCR

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phát hiện đồng nhiễm vi sinh vật ở trẻ viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng bằng Real-Time PCR
Tác giả
Trần Quang Khải; Nguyễn Thị Diệu Thúy; Trần Đỗ Hùng; Phạm Hùng Vân; Nguyễn Vũ Trung; Trần Xuân Bách; Dương Quý Sỹ; Mattias Larsson
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
54
Trang bắt đầu
17-24
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Xác định tỷ lệ đồng nhiễm vi sinh vật và các tác nhân vi sinh ở trẻ mắc CAP nặng bằng kỹ thuật Real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên 239 trẻ bị viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng nhập Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 03/2020 đến tháng 02/2021. Trẻ được phân tích bệnh phẩm dịch khí quản hút qua ngã mũi NTA (nasotracheal aspiration) bằng Realtime PCR tìm 70 tác nhân. Kết quả: Tỷ lệ phát hiện tác nhân qua Real-time PCR rất cao (93,6%). Đa số trẻ có tình trạng đồng nhiễm vi sinh vật (85%), trong đó, đồng nhiễm vi rút-vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (67,5%), kế đến đồng nhiễm vi khuẩn-vi khuẩn (16,2%). Ba tác nhân vi khuẩn chính được phát hiện bằng Real-time PCR là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae nontype b và Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Kết luận: Tình trạng đồng nhiễm vi khuẩn ở trẻ viêm phổi nặng khá cao, nên điều trị sống còn đối với viêm phổi nặng là kháng sinh. Điều trị nên tập trung vào những loại kháng sinh đặc hiệu với ba vi khuẩn chính được phát hiện.

Abstract

Viruses have historically been the most common cause of communityacquired pneumonia (CAP) in children. However, microbial co-infection, especially bacteria, is a matter of great concern to clinicians because of its association with antibiotic use. Objectives: To determine the rate of microbial co-infections and microbiological agents in children with severe CAP by Real-time PCR. To identify the causative agents of severe pneumonia in children by Realtime PCR technique. Materials and method: Cross-sectional description. The study was conducted on 239 children with severe CAP admitted to Can Tho Children's Hospital from March 2020 to February 2021. Children were analyzed nasotracheal aspiration (NTA) specimens by Real-time PCR for 70 agents. Results: The rate of the agent through Real-time PCR was very high (93.6%). The majority of patients had microbial co-infection (85%), in which, virus-bacterial coinfection accounted for the highest rate (67.5%), followed by bacterial-bacterial co-infection (16.2%). The three main bacterial agents detected by Real-time PCR were Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae non-type b, and methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA). Conclusion: Bacterial co-infection in children with severe pneumonia was quite high, so the life-saving treatment for severe pneumonia should be antibiotics. Treatment should focus on antibiotics that are specific to the three main bacteria detected