Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Nguyễn Trung Cẩn; Nguyễn Thị Ngọc Hân; Huỳnh Giao
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2-CD4
Trang bắt đầu
22-28
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 274 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Gò Vấp từ 1/2020 đến 7/2020. Thang đo stress phiên bản tiếng Việt (DDS-17) có 17 câu hỏi đo lường 4 lĩnh vực bao gồm gánh nặng cảm xúc, stress liên quan bác sĩ, liên quan điều trị và trong các mối quan hệ. Điểm của stress được tính bằng trung bình của 17 câu hỏi và được phân loại <2: không hoặc ít stress, 2 – <3: stress mức độ trung bình và mức độ nặng khi điểm ≥3. Kết quả: Tỷ lệ stress ở bệnh nhân ĐTĐ là 32,1%, trong đó mức độ trung bình và nặng lần lượt là 24,8% và 7,3%, stress liên quan đến cảm xúc và điều trị chiếm tỷ lệ cao (73,5% và 40,5%). Ngoài ra, bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết chưa tốt có tỷ lệ stress cao hơn 2,75 lần bệnh nhân kiểm soát được đường huyết (PR: 2,75; KTC 95%: 1,76-4,30). Kết luận: Stress ở bệnh nhân ĐTĐ là vấn đề cần được quan tâm. Chương trình giáo dục bệnh nhân cần tập trung vào việc tăng cường kiểm soát đường huyết và tuân thủ điều trị.

Abstract

Psychosocial issues in type 2 diabetes mellitus (T2DM) patients have an effect on diabetes selfcare and treatment. Objective: The study aimed to investigate the prevalence and associated factors of distress in T2DM patients. Methods: A cross-sectional study was recruited for 274 patients with T2DM at Go Vap Hospital. The diabetes distress Vietnamese scale (DDS) is a 17-item scale measuring diabetes-related distress including emotional distress, physician-related distress, regimen-related distress, and interpersonal distress. The total score of DDS-17 was calculated as the average of the 17 items. A mean score of <2.0 indicated none or little distress, 2-3 indicated moderate and ≥2 was considered high distress. Results: We found 32.1% of the patients have distress with moderate to high DRD (24.8% and 7.3%, respectively). The prevalence of emotional and regimen-related distress was higher than other components. Patients who had HbA1c ≥ 7% was significantly higher 2.75 times in those who had HbA1c <7% (PR 2.75 95%CI: 1.76-4.30). Conclusion: Distress should be more considerate in diabetes patients. Diabetes education programs need to focus on increase self-management glycemic control and adherence.