Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thiếu máu thiếu sắt và mối liên quan với mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thiếu máu thiếu sắt và mối liên quan với mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc
Tác giả
Nguyễn Văn Duy; Ninh Quốc Đạt
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
314-318
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Viêm tiểu phế quản cấp là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp ở các tiểu phế quản. Thiếu máu thiếu sắt (TMTS) là một vấn đề dinh dưỡng toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em và có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng TMTS và mối liên quan của nó với mức độ nặng của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em từ 1-24 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 5/2023 đến tháng 5/2024, bao gồm 360 trẻ từ 1-24 tháng tuổi được chẩn đoán viêm tiểu phế quản cấp theo hướng dẫn của NICE 2020. Các xét nghiệm máu bao gồm công thức máu, nồng độ sắt huyết thanh và ferritin được thực hiện để đánh giá TMTS. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 với mức ý nghĩa thống kê đặt ở p < 0,05. Kết quả: Trong số các đối tượng tham gia, 60,3% bị TMTS. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất được ghi nhận ở trẻ từ 6-24 tháng tuổi (77,9%). Có mối liên quan đáng kể giữa TMTS và mức độ nặng của viêm tiểu phế quản (trong đó tỷ lệ TMTS ở nhóm VTPQ nặng và trung bình lần lượt là 100% và 65,2% với p < 0,05). Trẻ bị viêm tiểu phế quản nặng có nồng độ hemoglobin, sắt huyết thanh và ferritin thấp hơn đáng kể so với những trẻ bị viêm tiểu phế quản nhẹ hoặc trung bình. Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra mối liên quan đáng kể giữa TMTS và mức độ nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Kết quả này gợi ý cần thiết phải sàng lọc và quản lý TMTS định kỳ ở bệnh nhân nhi mắc viêm tiểu phế quản để giảm thiểu mức độ nặng của bệnh và cải thiện kết quả điều trị.

Abstract

Acute bronchiolitis is a common lower respiratory tract infection in children under 24 months, characterized by acute inflammation of the bronchioles. Iron deficiency anemia (IDA) is a global nutritional problem affecting children's health and has been associated with various respiratory infections. This study aims to evaluate the prevalence of IDA and its correlation with the severity of acute bronchiolitis in children aged 1-24 months treated at Vinh Phuc Children's Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted from May 2023 to May 2024, involving 360 children aged 1-24 months diagnosed with acute bronchiolitis according to NICE 2020 guidelines. Blood tests, including complete blood count, serum iron, and ferritin levels, were performed to assess IDA. Data were analyzed using SPSS 20.0, with statistical significance set at p < 0.05. Results: Among the participants, 60.3% had IDA. The highest prevalence of anemia was observed in children aged 6-12 months (77,9%). A significant association was found between IDA and the severity of bronchiolitis (the rate of iron deficiency anemia in the severe and moderate bronchiolitis groups was 100% and 65.2% with p < 0.05). Children with severe bronchiolitis had significantly lower hemoglobin levels, lower serum iron, and ferritin levels compared to those with mild or moderate bronchiolitis. Conclusions: The study highlights a significant correlation between IDA and the severity of bronchiolitis in children. These findings suggest the need for routine screening and management of IDA in pediatric patients with bronchiolitis to potentially reduce disease severity and improve outcomes. Further large-scale studies are recommended to confirm these findings and explore the underlying mechanisms.