
Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Số liệu được hồi cứu từ dữ liệu trong phần mềm của khoa Dược và khảo sát 300 bệnh án được rút ngẫu nhiên từ các bệnh án nội trú từ 01/01/2020-31/12/2020 tại TTYT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Các chỉ số chính của nghiên cứu bao gồm: Số lượng kháng sinh được sử dụng trong năm (tính theo DDD); phân loại KS theo cấu trúc hóa học; số ngày dùng kháng sinh; tỷ lệ bệnh án có phối hợp kháng sinh; kết quả điều trị sau khi dùng kháng sinh. Kết quả chính: Kháng sinh (KS) nội chiếm 54,54% tính theo giá trị DDD (DDD – Defined Dose Daily - là liều trung bình duy trì hằng ngày với chỉ định chính của một thuốc KS); KS nhóm beta-lactam chiếm trên 80%; 65,33% số bệnh án được kê 1 loại KS; 30,33% số bệnh án có kê 2 loại KS; đáng lưu ý là một tỷ lệ nhỏ (4,33%) số bệnh án phối hợp 3 loại KS trong điều trị; 54,33% số bệnh án có chỉ định KS từ 5-7 ngày; 43,33% bệnh án có kê KS từ 7-10 ngày; đặc biệt có 2,34% bệnh nhân phải điều trị KS trên 10 ngày (chủ yếu ở khoa ngoại); 66,0% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn và 31,3% bệnh nhân tiến triển tốt sau khi được chỉ định điều trị bằng KS và các thuốc phối hợp. Kết luận: Nhìn chung TTYT Yên Dũng đã tuân thủ tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế trong sử dụng KS về số lượng; chủng loại và thời gian sử dụng. Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề cần cải thiện, đó là: tỷ lệ KS nội được sử dụng trong bệnh viện thấp hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế (54,54% so với khuyến cáo là 75%); có 4,33% bệnh án phối hợp tới 3 loại KS trong điều trị; có một tỷ lệ nhỏ bệnh án (2,34%) dùng KS dài ngày (trên 10 ngày, chủ yếu ở khoa ngoại).
Describe the real situation of antibiotic use for inpatients of Yen Dung Medical Center, Bac Giang province in 2020. Methods: This is a cross –sectional study. Data was collected from two sources: 1-medicine management software; 2- reviewing 300 medical records that were randomly withdrawed from all medical records of inpatients in Yen Dung Medical Center during the time between 01/01/2020 and 31/12/2020. Key indicators of the study: Quantity of antibiotics used in the year (calculated in DDD); classification of antibiotics according to chemical structure; number of days of antibiotic use; rate of medical records with antibiotic combination; outcomes of antibiotic treatment. Main findings: Domestic antibiotics account for 54,54% (based on DDD indicator); the antibiotic group that has been used the most is beta-lactam (81,68%); 65,33% medical reports having one kind of antibiotics; 30.33% of the medical records were prescribed with 2 types of antibiotics; there is a small percentage (4.33%) of the medical records combined 3 types of antibiotics; 54,33% of medical reports that were prescribed antibiotics during 5-7 days; the rate of medical reports that were prescribed antibiotics during 7-10 days is 43,33%; it is particularly noteworthy that 2.34% of patients had to be treated with antibiotics for more than 10 days (mostly in the surgical ward of the hospital). Conclusions: In general, Yen Dung Medical Center has well complied with the Ministry of Health's recommendations on the use of antibiotics including the indicators related to quantity; type and duration of antibiotic use. However, there are still some issues that need to be improved, including: the rate of domestic antibiotics that have been used in Yen Dung Medical Center is lower than Ministry of Health’s recommended index (54.54% compared to MOH's recommendation of 75%); there is a small percentage (4.33%) of the medical records combined 3 types of antibiotics; it is particularly noteworthy 2,34% of medical reports that were prescribed a long-term antibiotic therapy (over 10 days – mostly in the surgical ward of the hospital).
- Đăng nhập để gửi ý kiến