Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thuyên tắc mạch hệ thống trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái: Tần suất và yếu tố liên quan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thuyên tắc mạch hệ thống trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn van tim bên trái: Tần suất và yếu tố liên quan
Tác giả
Hồ Huỳnh Quang Trí; Phạm Thị Mai Hoa; Nguyễn Ngọc Mai Phương; Nguyễn Ngọc Thùy Trang; Trần Đình Quý
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
74-77
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định tần suất, thời điểm xuất hiện và yếu tố liên quan với thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) van tim bên trái nhằm tìm ra những thông tin có thể giúp ích cho việc phòng ngừa biến chứng này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với đối tượng là những bệnh nhân nhập Viện Tim TP. HCM từ 01/01/2021 đến 31/12/2023, có chẩn đoán ra viện VNTMNK và có sang thương sùi trên ít nhất một van tim bên trái. Kết quả: 171 bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái, tuổi trung bình 48,8 ± 16,3, nam giới 69%. Van tim bị tổn thương: van hai lá 52%, van động mạch chủ 26,3%, nhiều van 21,6%. Có 38 bệnh nhân bị thuyên tắc mạch hệ thống (tần suất 22,2%) gồm 22 người bị biến chứng này trước nhập viện và 16 người bị sau khi khởi trị kháng sinh. Không có liên quan giữa tuổi, van tim bị tổn thương, số lượng và kích thước sùi và tác nhân gây bệnh với biến chứng. Tần suất dồn thuyên tắc mạch hệ thống tăng rõ rệt trong tuần thứ 4 sau khi khởi trị kháng sinh. Kết luận: Ở bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái có chỉ định phẫu thuật van tim, nên tiến hành cuộc mổ trước tuần thứ 4 sau khi khởi trị kháng sinh để giảm thiểu nguy cơ thuyên tắc mạch hệ thống.

Abstract

To determine the rate, the time of occurrence, and the factors associated with embolic events in patients with left-sided infective endocarditis (IE). Patients and methods: Cross-sectional study in patients admitted to the Heart Institute from 01/01/2021 to 31/12/2023 with a diagnosis of IE and left-sided vegetations. Results: 171 patients (118 men, mean age 48,8 ± 16,3 years) were enrolled. The affected valves were mitral in 52%, aortic in 26,3%, and multiple in 21,6% of patients. 38 patients (22,2%) had embolic events (22 before and 16 after initiation of antibotic therapy). There was no association between age, valve position, vegetation number and size, and pathogen agents with embolic events. The cumulative incidence of embolic events rose markedly during week 4 after initiation of antibiotic therapy. Conclusions: In patients with left-sided IE and indication for valve surgery, the operation should be performed before week 4 after initiation of antibiotic therapy.