Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tỉ lệ trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tỉ lệ trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
Tác giả
Đàm Như Bình; Nguyễn Hữu Trung
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1-CD4
Trang bắt đầu
174-179
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Xác định tỉ lệ trầm cảm ở thai phụ trong ba tháng cuối thai kỳ bằng công cụ sàng lọc Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 291 thai phụ mang thai trong ba tháng cuối thai kỳ tại khoa Khám bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Sàng lọc trầm cảm bằng thang EPDS. Kết quả sàng lọc có triệu chứng trầm cảm ở điểm cắt EPDS ≥10 điểm trở lên. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ là 27,1%. Các yếu tố liên quan gồm có nhóm tuổi mẹ từ 25-34, mang thai ngoài ý muốn, mâu thuẫn với chồng, thai phụ ít được gia đình quan tâm. Kết luận: Trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ chiếm tỉ lệ cao. Cần quan tâm nhiều hơn trong sàng lọc trầm cảm trước sanh trong quá trình khám thai định kỳ. Việc sử dụng thang đánh giá trầm cảm EPDS có thể được thực hiện trong quá trình khám thai định kỳ.

Abstract

: Antenatal Depression (AD) is a common mental disorder in pregnancy. According to The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), the prevalence of AD is approximately 10-16%, untreated maternal depression is associated with an increased in adverse pregnancy outcomes, including premature birth, low birthweight infants, fetal growth restrictions, poor maternal weight gain, suicide ideation. There is little study about the prevalence of antenatal depression in Vietnam. Objectives: To determine the prevalence and associated factors with antenatal depression in the third trimester of pregnancy by using EPDS. Methods: A cross-sectional study designed on 291 women in the third trimester of pregnancy at Can tho OB/GYN Hospital. The Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) was used to screen depressive symptoms. We set the cut-off ≥10 to identify depressive symptoms. Result: Prevalence of antenatal depression in the third trimester of pregnancy is 27,1%. The associated factors include age group 25-34, unplanned pregnancy, marital conflict, lack of family support. Conclusion: The prevalence of antenatal depression in the third trimester was high. For early detection, screening for depression during the routine antenatal care should be promoted. Our study suggests that EPDS can be a standardised screening tool for antenatal depression in the routine antenatal care.