Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tuân thủ điều trị và kết cục lâm sàng ngắn hạn sau xuất viện ở bệnh nhân cao tuổi bị hội chứng vành cấp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tuân thủ điều trị và kết cục lâm sàng ngắn hạn sau xuất viện ở bệnh nhân cao tuổi bị hội chứng vành cấp
Tác giả
Nguyễn Văn Tân; Bàng Ái Viên; Trần Tấn Đạt
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
77
Trang bắt đầu
40-47
ISSN
1859-3895
Tóm tắt

Điều trị bằng thuốc chứng minh là giảm biến cố tim mạch bất lợi và tử vong ở bệnh nhân sau hội chứng vành cấp. Tuân thủ điều trị trở thành mục tiêu quan trọng vì cải thiện tiên lượng, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi nhiều có nhiều bệnh đồng mắc. Đề tài này nhằm mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi tại thời điểm 6 tháng sau xuất viện. (2) Xác định các yếu tố liên quan không tuân thủ điều trị và tỷ lệ biến cố tim mạch. Phương pháp: Phương pháp cắt ngang mô tả, theo dõi dọc trên bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán xuất viện hội chứng vành cấp tại khoa Tim Mạch Cấp Cứu – Can thiệp tại Bệnh viện Thống Nhất từ 6/2020 đến 6/2021. Tất cả bệnh nhân được theo dõi 6 tháng về tuân thủ điều trị bằng thuốc mỗi tại phòng khám. Kết quả: Có 303 bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chẩn đoán hội chứng vành cấp được xuất viện. Tỷ lệ tuân thủ điều trị 5 nhóm thuốc tháng đầu sau xuất viện là 46,2% và giảm xuống tại thời điểm 3 tháng 37,3 % và 6 tháng là 33,3%. Nhóm thuốc ức chế P2Y12 và thuốc statin có tỷ lệ tuân thủ cao nhất lần lượt là 86,5% và 87,8%. Thuốc aspirin là 72,6%; thuốc ức chế beta 53,5% và ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể angiotensin II 68%. Yếu tố làm giảm sự tuân thủ điều trị bằng thuốc gồm trình tuổi, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, suy yếu, ý thức thời gian dung thuốc. Tỷ lệ tử vong và tái nhập viện do mọi nguyên nhân là 35,3% và nhóm không tuân thủ điều trị cao hơn có ý nghĩa với p < 0,001 (KTC 0,2 – 0,55). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc theo khuyến cáo sau hội chứng vành cấp ở bệnh nhân cao tuổi không cao với 46,2% tại 1 tháng sau xuất viện và 33,3% sau 6 tháng. Không tuân thủ điều trị làm tăng biến cố tim mạch.

Abstract

Prescribing of guideline-recommended medications has been shown to reduce major adverse outcomes of patients after acute coronary syndrome. Adherence to evidence-based therapies has become a crucial element in the path to improve prognosis, especially in elderly patients with multiple comorbidities. This study aims to (1) determine the prevalence of adherence guideline-recommended medications in acute coronary syndrome elderly patients at 6-month after discharge. (2) identify factors associated with non-adherence and the prevalence of adverse cardiovascular events. A cross-sectional and longitudinal study was conducted in all patients 60 years of age or older with acute coronary syndrome discharge from the Interventional Cardiology Department at Thong Nhat hospital from June 2020 to June 2021. Eligible patients receiving guideline-recommended medications were followed up at least 6 months in Outpatients Department. There were 303 patients ≥ 60 years old diagnosed with acute coronary syndrome discharged from the hospital. The prevalence of adherence of 5 classes guideline-recommended drugs in the first month after discharge was 46.2% at the first month and decreased at 3 months to 37.3% and 33.3% at 6 months. Of those patients, P2Y12 inhibitors and statins had the highest adherence prevalence of 86.5% and 87.8%, respectively. Aspirin was 72.6%, beta blockers were 53.5% and ACE inhibitors/angiotensin II receptor antagonists were 68%. Factors that reduced adherence to drug therapy include age, non-ST segment elevation myocardial infarction, frailty and awareness of medication duration. All-cause mortality and rehospitalization rates were 35.3% and the non-adherence group was significantly higher with p < 0.001 (CI 0.2 – 0.55). The prevalence of adherence to recommended drug therapy after acute coronary syndrome in elderly patients was not high, with 46.2% at 1 month after discharge and 33.3% at 6 months. Non-adherence increased adverse cardiovascular events.