Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ứng dụng bảng câu hỏi oab-ss trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bàng quang tăng hoạt

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ứng dụng bảng câu hỏi oab-ss trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bàng quang tăng hoạt
Tác giả
Nguyễn Văn Ân; Lê Trương Tuấn Đạt; Đoàn Vương Kiệt; Phạm Huy Vũ
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1-CD1
Trang bắt đầu
163-170
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Hiện nay, chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt (Overactive Bladder – OAB) chủ yếu dựa vào từng triệu chứng chủ quan của bệnh nhân. Khi đó sẽ không lượng giá được mức độ nặng nhẹ cũng như đánh giá hiệu quả điều trị tổng thể của bệnh nhân. Vì vậy, cần có một công cụ khách quan để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân OAB. Bảng câu hỏi OAB-SS (Overactive Bladder - Symptoms Score) của Homma đã được phát triển và xác nhận là một công cụ giá trị giúp đánh giá triệu chứng của OAB. Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng bảng câu hỏi OAB-SS của Homma để chẩn đoán và theo dõi điều trị bàng quang tăng hoạt trong thực hành lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị OAB tại phòng khám và khoa Niệu học chức năng của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/2020 đến 06/2021 Kết quả: 93 trường hợp được đưa vào nghiên cứu với tỷ lệ Nữ/Nam là 2,21/1. Tuổi trung bình mắc phải OAB là 46,83. Nhóm tuổi mắc phải OAB cao nhất là 30 – 39 tuổi. OAB ướt chiếm 29,03% và OAB khô chiếm 70,97%. So với OAB khô, OAB ướt có tuổi trung bình lớn hơn đáng kể và thời gian mắc phải các triệu chứng trước khi đến khám ngắn hơn rõ rệt. Điểm số trung bình của từng triệu chứng: Tiểu nhiều lần (1,57), tiểu đêm (2,25), tiểu gấp (4,82), tiểu không kiểm soát gấp (1,0). Điểm số OAB-SS trung bình là 9,63 và điểm số chất lượng cuộc sống (Quality of Life – QoL) trung bình là 5,22. Tổng điểm OAB-SS và điểm số QoL ở nhóm OAB ướt cao hơn có ý nghĩa so với nhóm OAB khô. Dựa vào sự tương quan và phân bố điểm số giữa OAB-SS và QoL để gợi ý phân độ triệu chứng OAB dựa trên điểm số OAB-SS: 1 – 5 điểm: nhẹ, 6 – 9 điểm: trung bình, 10 – 15: nặng. Về kết quả điều trị: điểm số từng triệu chứng, tổng điểm OAB-SS và điểm số QoL đều cải thiện đáng kể sau điều trị. Cụ thể: tiểu nhiều lần (1,57  0,41), tiểu đêm (2,25  0,86), tiểu gấp (4,82  1,32), tiểu không kiểm soát gấp (1,0  0,2), tổng điểm OAB-SS (9,63  2,78) và điểm số QoL (5,22  2,45).